Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

PMI là gì? Cách đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế

Doanh nghiệp

23/05/2020 13:34

Chỉ số PMI được công bố ở nhiều nơi khác nhau, tùy thuộc vào mỗi công ty và quốc gia. Chẳng hạn, cả Markit và ISM đều công bố dữ liệu PMI cho Mỹ, trong khi Cục Thống kê Trung Quốc cung cấp một bộ số liệu riêng.

Chỉ số PMI là gì?

PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất, được Viện Quản Lý Nguồn Cung – The Institute of Supply Management (ISM). Do đó đôi khi chỉ số PMI còn được gọi là chỉ số ISM.

Có 2 loại chỉ số PMI, đó là chỉ số PMI sản xuấtchỉ số PMI phi sản xuất (dịch vụ).

Chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số PMI sản xuất là một chỉ số Quản Lý Sức Mua được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất. Các chỉ số con và trọng lượng của nó được đo lường trong chỉ số PMI sản xuất này là:

  • Đơn hàng mới (30%).
  • Sản xuất (25%).
  • Giao hàng từ nhà cung cấp (15%).
  • Hàng tồn kho (10%).
  • Việc làm (20%).

Đây là một báo cáo dựa trên các dữ liệu được biên soạn từ các câu trả lời hàng tháng của những người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trên hơn 400 công ty công nghiệp.

Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Chỉ số PMI phi sản xuất là một chỉ số hỗn hợp được tính toán như một chỉ báo để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như:

  • Hoạt động kinh doanh, hoạt động này được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Đơn hàng mới, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Việc làm, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Giao hàng từ nhà cung cấp.

Chỉ số PMI sản xuất dựa trên dữ liệu được biên soạn từ những câu trả lời hàng tháng của hơn 370 người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau. Họ đại diện cho 9 khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

PMI trong việc xác định tình hình nền kinh tế quốc gia

Chỉ số PMI cho thấy tình hình kinh tế khá tổng quát trong cả ngành sản xuất lẫn dịch vụ. Do đó, đây có thể được xem là một thước đo quan trọng cho mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khi xem xét lĩnh vực sản xuất.

PMI cho thấy mức độ “sôi động" của việc mua bán trong lĩnh vực sản xuất trong một 1 tháng và các thay đổi qua hàng tháng sẽ phản ánh rõ ràng tốc độ tăng trưởng/suy yếu của khu vực dịch vụ và sản xuất.

Đồng thời, nó cũng cho các Trader đánh giá được tiềm năng của các chỉ số khác như giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP… và từ giúp chúng ta dần đoán biết được nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở vị trí nào, có như mong đợi của các nhà hoạch định chính sách hay không.

PMI là một chỉ số trong top “các chỉ báo kinh tế cần được theo dõi bởi trader" và mỗi tháng vào thời điểm công bố PMI của một trong các đồng tiền tệ chính, thị trường đều sẽ biến động mạnh. trader nắm bắt được điều này có thể giảm thiểu rủi ro và nắm lấy cơ hội giao dịch từ chỉ số PMI.

PMI tác động đến các quyết định quản lý thu mua hàng hóa của công ty

Thực tế cho thấy rằng, các quyết định thu mua để phục vụ sản xuất của các công ty hoặc doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều vào chỉ số PMI này.

Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác. Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Hay khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng. Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác…

Cách đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế

PMI là gì? Cách đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế

Trong lịch kinh tế sẽ có 3 cột dữ liệu, trước đó (số liệu của kỳ trước), dự báo (dự báo của các chuyên gia) và thực tế (số liệu thực tế của kỳ này). Chỉ số PMI được tính theo đơn vị %, và mức trung bình là 50%.

Nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI > 50%, chứng tỏ nền kinh tế nhìn chung đang có xu hướng tích cực, sản xuất được mở rộng.

Ngược lại, nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI

Các kịch bản đối với PMI:

  • Nếu số liệu thực tế > dự báo => ảnh hưởng tốt, tích cực, xu hướng tăng với đồng USD.
  • Nếu số liệu thực tế ảnh hưởng xấu, tiêu cực, xu hướng giảm với đồng USD.
PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement