Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phong tục Giáng sinh 'lạ' ở một số nước trên thế giới

Ảnh

23/12/2022 15:01

Chỉ còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa là thế giới bước vào ngày lễ Giáng sinh và dưới đây là một số phong tục có phần kỳ lạ ở một số nước.

Áo với lễ hội Krampuslauf

Giáng sinh có một sự khác biệt có phần "kỳ quái" ở Áo, Đức và các quốc gia vùng Alpine, nó bắt đầu bằng ngày Thánh Nicholas trong tuần đầu tiên của tháng 12.

'Krampuslauf' hay còn gọi là 'Krampus run' trong tiếng Đức, là một cuộc diễu hành hàng năm thường được tổ chức vào ngày 5 hoặc 6/12, nơi những người tham gia hóa trang thành Krampus (nhân vật nửa dê, nửa quỷ) nhằm dọa người tham gia.

Theo truyền thuyết, Krampus đồng hành cùng Thánh Nick trong hành trình tặng quà cho những đứa trẻ ngoan, theo Helen Bitschnau, đại diện Văn phòng Du lịch Quốc gia Áo.

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 1.

Theo Helen Bitschnau, đại diện của Văn phòng Du lịch Quốc gia Áo, trang phục Krampus thường bao gồm mặt nạ, sừng, áo khoác làm từ lông cừu hoặc dê, cũng như dây chuyền, chuông và gậy.

Tuy nhiên, những đứa trẻ hư phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Krampus. Bitschnau nói: "Chức năng của Krampus là trừng phạt mọi thứ xấu xa bằng một cây gậy hoặc đuôi ngựa".

Bitschnau cho biết một sự pha trộn giữa mong đợi, phấn khích và một chút lo lắngtrong lễ hội Krampuslauf.

Bây giờ tôi thích tham gia Krampuslauf ở quê hương mình, bởi vì tôi biết tất cả những người đứng sau bộ trang phục Krampus, điều này khiến tôi bớt sợ hơn một chút.

Cuộc thi khắc củ cải ở Oaxaca, Mexico

Hàng năm vào ngày 23/12, những người tham gia lễ Giáng sinh tập trung tại quảng trường chính của Oaxaca để đưa những củ cải được chạm khắc tinh xảo vào cuộc thi có tên gọi là 'Đêm củ cải'.

Đây không phải là củ cải có kích thước vừa ăn - chúng có thể to bằng chân của một đứa trẻ.

Ileana Jimenez, người sinh ra và lớn lên ở Oaxaca, cho biết: "Các nghệ nhân dành cả ngày để khắc củ cải cho cuộc thi, ngâm chúng liên tục để chúng không bị khô".

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 2.

Ileana Jimenez cho biết những người chiến thắng trong cuộc thi khắc củ cải được trao giải thưởng nhỏ bằng tiền mặt.

"Có hàng người kiên nhẫn chờ đến lượt vào và chiêm ngưỡng công việc tuyệt vời của các nghệ nhân Oaxacan", bà cho biết.

Jimenez cho biết bầu không khí tại Zocalo, quảng trường thị trấn Oaxaca, tưng bừng với nhạc sống, pháo hoa và rất đông người dân địa phương cũng như khách du lịch.

Dê rơm khổng lồ ở Gavle, Thụy Điển

Cao 42 mét và nặng hơn 7.000 pound (3.175 kg), một con dê rơm khổng lồ được làm thủ công là biểu tượng Giáng sinh hàng năm ở thành phố Gavle của Thụy Điển.

Anna Karin Niemann, phát ngôn viên của ủy ban đặc biệt bảo vệ loài dê, cho biết con dê năm nay mất hơn 1.000 giờ để xây dựng.

Mặc dù đốt hoặc phá hủy nó là một tội ác, nhưng con dê của Gavle đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công đốt phá kể từ khi con đầu tiên được tạo ra vào năm 1966.

Theo một hãng tin Thụy Điển, những người phá hoại có thể bị kết án 6 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại 109.000 kronor Thụy Điển (10.450 USD).

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 3.

Theo Visit Gavle, hướng dẫn viên của thành phố, năm nay, con dê Gavle sẽ chuyển đến một địa điểm mới lần đầu tiên sau 56 năm.

Niemann cho biết bức tượng dê quý giá của Thụy Điển được làm bằng rơm bất chấp khả năng bắt lửa của nó, bởi vì "đó là truyền thống".

Mark Wolters, người tạo ra kênh YouTube du lịch nổi tiếng Wolters World, cho biết các phiên bản thu nhỏ của dê được dùng để làm quà lưu niệm vui nhộn hoặc đồ trang trí Giáng sinh cho khách du lịch.

Những người quan tâm đến việc con dê năm nay làm ăn như thế nào có thể quan sát nó qua webcam trực tiếp.

Chợ Giáng sinh dành cho người tị nạn Ukraina ở Krakow, Ba Lan

Khoảng 40 người tị nạn Ukraina ở Krakow (Ba Lan) đã bán các mặt hàng thủ công như nến, đồ trang trí cây thông và bánh quy gừng tại một hội chợ hàng Giáng sinh thủ công được tổ chức với sự giúp đỡ của Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc.

Tarik Argaz, đại diện của Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, cho biết doanh số bán hàng từ chợ Giáng sinh đã mang lại cho những người tị nạn, hầu hết là phụ nữ, thu nhập đủ trang trải cuộc sống.

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 4.

Một gian hàng tại chợ Giáng sinh Ukraina ở Krakow, Ba Lan.

Ông cho biết, chợ có sự tham gia của người dân địa phương, khách du lịch và cộng đồng Ukraina.

Đó là một cơ hội để giới thiệu "tài năng tuyệt vời trong cộng đồng người tị nạn", Argaz nói, đồng thời cho biết thêm rằng ý tưởng cho sự kiện này được nảy sinh khi các nhân viên của Liên Hợp Quốc được một trong những cư dân tại một trung tâm tập thể tặng một tảng đá 'được trang trí phức tạp', đây là nơi có số lượng lớn người tị nạn.

Đèn Parol ở Philippines

Trong mùa lễ Giáng sinh, những ngôi nhà ở Philippines được trang trí bằng những chiếc đèn lồng hình ngôi sao gọi là 'Parol', blogger du lịch Kach Umandap, người sinh ra và lớn lên ở Philippines, cho biết.

Umandap cho biết ban đầu Parol được sử dụng để thắp sáng con đường cho truyền thống Simbang Gabi, một lễ hội kéo dài 9 ngày trước bình minh được tổ chức từ ngày 16 đến 24/12 cũng như lễ hội lúc nửa đêm vào đêm Giáng sinh, được gọi là Misa de Gallo.

"Bây giờ, những chiếc đèn lồng được dùng làm đồ trang trí", Umandap nói, "Parol tượng trưng cho chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối và niềm tin".

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 5.

Giáo viên, học sinh và phụ huynh cầm đèn lồng Giáng sinh làm từ vật liệu tái chế trong chiến dịch tổ chức lễ Giáng sinh bền vững tại một trường tiểu học ở thành phố Quezon, Philippines.

Khoảng 90% người dân sống ở Philippines xác định là Kitô hữu, được hiểu là 'Cơ Đốc Nhân' chủ yếu là Công giáo theo Trường Thần học Harvard. Philippines là quốc gia châu Á duy nhất mà Kitô giáo là quốc đạo.

Bà cho biết, nhiều người Philippines sử dụng các vật liệu như vỏ sò, thủy tinh và đèn Led để làm cho lều sáng và nhiều màu sắc hơn.

Diễu hành mừng Giáng sinh ở Sao Paulo, Brazil

Người Brazil yêu thích các bữa tiệc, Bruna Venturelli, tác giả của blog Brazil I Heart Brazil cho biết. Đó là lý do tại sao các cuộc diễu hành Giáng sinh của họ 'vui vẻ với rất nhiều tiếng cười và niềm vui', bà nói.

Bà cho biết các nhân vật hóa trang nhảy múa cùng ông già Noel và các yêu tinh, trong khi tương tác với trẻ em trong đám đông.

"Có nhiều cuộc diễu hành Giáng sinh khắp các quận, được tổ chức bởi hội đồng thành phố hoặc một tổ chức tư nhân để đánh dấu mùa lễ hội", bà cho biết.

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 6.

Các cuộc diễu hành Giáng sinh ở Brazil thường có các nhân vật đến từ Korvatunturi, một vùng núi ở Lapland, nơi được cho là ông già Noel sinh sống.

"Nếu tôi ở Brazil vào dịp Giáng sinh, tôi sẽ đưa cháu trai và cháu gái của mình đến một cuộc diễu hành Giáng sinh, và chúng tôi đã có một sự chuẩn bị tốt. Trẻ con cũng viết một lá thư cho ông già Noel và làm nhiều điều tốt trong suốt cả năm, mặc dù phần cuối cùng không phải là sự thật 100%".

Bà nói, nhiều người ở Brazil sẽ ăn mừng đêm Giáng sinh với gia đình của họ bằng cách chia sẻ một con gà Chester.

Giáng sinh ở cực Bắc

Truyền thống viết thư cho ông già Noel có thể được bắt đầu bởi Fanny Longfellow, một người Mỹ, vợ của nhà thơ Henry Wadsworth, theo Tạp chí Smithsonian. Nhưng ban đầu, chính ông già Noel là người viết thư cho trẻ em chứ không phải ngược lại. 

Theo tạp chí, Longfellow đã viết thư cho ba đứa con của mình.

Trong một trong những bức thư của Longfellow, được viết năm 1853, có đoạn" "Ông già Noel nói rằng con đã có một số từ ngữ nghịch ngợm mà cha cho rằng con nên vứt bỏ nó như vứt bỏ quả chua hoặc quả đắng", theo bài báo.

Khi thông lệ này bắt đầu phổ biến, các bậc cha mẹ bắt đầu để lại những lá thư từ ông già Noel bên lò sưởi hoặc trong một chiếc tất, nơi con cái họ sẽ viết thư trả lời lại.

Ngày nay, truyền thống viết thư cho ông già Noel đã mở rộng ra ngoài gia đình.

Sắc màu nhộn nhịp ngày lễ Giáng sinh được nhìn thấy khắp nơi trên thế giới - Ảnh 7.

Một đứa trẻ gửi thư cho ông già Noel ở Fort Worth, Texas.

Tại Mỹ, bưu điện điều hành một chương trình hàng năm có tên là Operation Santa, nơi trẻ em và các gia đình gặp khó khăn có thể viết thư cho ông già Noel để kể về những gì mình muốn trong dịp Giáng sinh. 

Theo USPS, những bức thư này được đưa đến cho những mạnh thường quân trên khắp đất nước, những người này sẽ mua và vận chuyển những món quà đó đến các gia đình.

Dịch vụ bưu chính của nước Anh, Royal Mail, cung cấp các câu trả lời được cá nhân hóa cho những đứa trẻ viết thư cho 'Ông già Noel'.

Nhưng một số phụ huynh đang sử dụng những cách khác để giúp các con của mình kết nối với ông già Noel, bao gồm cả ứng dụng và thậm chí cả bóng bay.

Vào năm 2021, một cặp song sinh bốn tuổi ở Kansas, Mỹ, đã thả những quả bóng bay chứa thư gửi cho ông già Noel. Một cặp vợ chồng sống ở Louisiana đã nhận được và thông qua sự giúp đỡ họ đã hoàn thành điều ước Giáng sinh của cặp song sinh, bao gồm cả việc tặng họ một chú chó con.

(Nguồn: CNBC)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ