Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos

Doanh nhân

19/03/2021 20:20

Người giàu nhất thế giới luôn quan tâm khách hàng, phớt lờ giá cổ phiếu và biết sự khác nhau giữa thất bại tốt và thất bại xấu.

Trong quá trình xây dựng Amazon - một trong những doanh nghiệp lớn và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, tỷ phú Jeff Bezos đã hình thành phong cách lãnh đạo rất riêng. Ông từng nhắc đến phong cách này trong thư thường niên gửi cổ đông cũng như trong nhiều bài viết và cuộc phỏng vấn khác. Chúng đã giúp Amazon thống trị trong nhiều lĩnh vực, cũng như tạo ra văn hóa làm việc hết mình trong công ty.

Dưới đây là những bài học lãnh đạo quan trọng, theo quan điểm của người giàu nhất thế giới.

Ra ít quyết định nhưng phải thực sự chất lượng

Ông chủ Amazon Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Ảnh:Bloomberg

Ông chủ Amazon Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Ảnh:Bloomberg

Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington năm 2018, Bezos cho biết ông có thói quen ngủ sớm, dậy sớm và sắp xếp các cuộc họp cần tập trung cao độ trước buổi trưa. Ông chỉ đưa ra vài quyết định sáng suốt mỗi ngày. "Ra 3 quyết định tốt mỗi ngày là đủ với tôi rồi. Như thế, chúng sẽ có chất lượng cao nhất có thể", ông nói.

Luôn quan tâm đến khách hàng

Bezos lý giải Amazon thành công nhờ luôn quan tâm đến việc mang lại cho khách hàng những gì họ muốn. Từ những ngày đầu tiên Amazon hoạt động, ông thường đặt một chiếc ghế trống trong các cuộc họp để các lãnh đạo luôn phải nghĩ đến việc quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào.

Khi Bezos cân nhắc mở rộng hoạt động ra ngoài mảng sách và âm nhạc, ông gửi thư ngẫu nhiên đến khoảng 1.000 khách hàng và hỏi họ về món hàng họ muốn mua trên website của Amazon. Dựa trên phản hồi của họ, ông kết luận mình có thể bán mọi thứ Internet, và thực sự ông đã làm như vậy.

Đổi mới và đổi mới hơn nữa

Năm 2019, Drucker - viện nghiên cứu thuộc Đại học Claremont (Mỹ) xếp hạng Amazon là doanh nghiệp được quản lý tốt nhất Mỹ. Một yếu tố giúp Amazon chiến thắng Apple năm đó chính là sự đổi mới không ngừng.

Theo các nhà nghiên cứu, Amazon vượt qua nhiều công ty khác về đơn xin cấp bằng sáng chế, đăng ký nhãn hiệu thương mại và chi cho nghiên cứu và phát triển. Họ cũng bỏ đơn đăng ký bằng sáng chế với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty sẵn sàng bỏ qua các công nghệ cũ. Bản thân Bezos cũng là người đứng tên nhiều bằng sáng chế của Amazon.

"Chỉ vài năm sau khi một phát minh gây bất ngờ được công bố, mọi chuyện sẽ trở thành bình thường. Khách hàng bắt đầu chán. Và sự chán ngán đó chính là động lực lớn nhất cho nhà sáng chế", Bezos nói với nhân viên trong bài phỏng vấn gần đây. Ông ám chỉ những đột phá của Amazon, như phần bình luận của khách hàng, Alexa và tính năng mua sắm chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Biết chấp nhận thất bại

Sự thất bại và đổi mới là không thể tách rời, Bezos nói. Ông nhấn mạnh rằng có sự khác biệt giữa thất bại tốt và thất bại xấu. "Nếu chúng ta xây dựng trung tâm xử lý đơn hàng mới và nó là một thảm họa, rõ ràng việc thực hiện quyết định ấy là sai lầm", ông nói. Thế nhưng, ông cũng khẳng định có thất bại tốt, như khi người ta phát triển sản phẩm, dịch vụ mới hoặc liên tục thử nghiệm và thất bại, đó là thất bại tốt.

Phần lớn các cuộc họp là vô nghĩa, hãy thay đổi chúng

Bezos nổi tiếng vì luôn muốn các cuộc họp phải mang lại kết quả. Để làm được điều này, ông muốn những người trình bày viết trước ra giấy nội dung cuộc họp, nhưng không dài quá 6 trang. Văn bản này sẽ được gửi đến tất cả những người tham gia để đọc vào đầu buổi họp. Nhân viên của ông cho biết họ dành nhiều tuần để hoàn thiện phần nội dung này.

Quá trình này giúp ý tưởng của họ sắc bén hơn, đồng thời cải thiện quá trình thảo luận và đưa ra quyết định.

Không quan tâm đến thị trường chứng khoán

Trong một bài phát biểu năm 2018, Bezos cho biết việc quan tâm đến biến động giá cổ phiếu hàng ngày của công ty là một trò chơi thất bại, hoặc ít nhất cũng rất mất thời gian. Suốt nhiều thập kỷ, ông nói với nhân viên rằng: "Nếu cổ phiếu của công ty tăng 30% một tháng, đừng cảm thấy mình đã thông minh thêm 30%.

Còn nếu cổ phiếu giảm 30%, đừng vì thế mà cần cảm thấy mình ngu ngốc đi. Đừng bao giờ quan tâm đến biến động hàng ngày của giá cổ phiếu. Tôi cũng thế thôi".

DIỆU THANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement