Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phó Thống đốc: Nếu lạm phát duy trì 3%, người gửi tiền mới nhận lãi suất thực dương

Ngân hàng

15/10/2021 11:15

Các ngân hàng phải duy trì đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động vốn và cho vay lại nền kinh tế.

Trao đổi tại buổi họp báo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Phó thống đốc Đào Minh Tú nhận định mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đã xuống rất thấp, không thể gắn việc giảm lãi suất đầu vào để hạ lãi suất đầu ra từ nay đến cuối năm.

Theo lãnh đạo NHNN, lạm phát hiện ở mức thấp, 9 tháng đầu năm tăng 1,82%, nhưng theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), lạm phát cả năm nay sẽ vào khoảng 3% và mục tiêu của Quốc hội là dưới 4%. Mặt khác, lãi suất đầu vào của ngân hàng đã giảm liên tục từ năm 2020, còn khoảng 5-5,5%/năm. Nếu lạm phát duy trì ở mức 3%, người gửi tiền mới có lãi suất thực dương.

Phó thống đốc cho biết thực tế trong thời gian qua, khi lãi suất huy động giảm 1-1,5 điểm phần trăm, tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng còn 4,8%, thấp hơn mức 6% của cùng kỳ năm trước. Con số này cũng thấp hơn tăng trưởng tín dụng cùng giai đoạn, là 7,42%. Vì vậy, ông Tú cho rằng không thể đặt ra mục tiêu giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra thời điểm này. 

Ông Tú nói nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, mua vàng. Điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế. Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động. 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú. Ảnh: NHNN
Phó Thống đốc Đào Minh Tú. Ảnh: NHNN

Việc cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung, dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó luôn tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống TCTD. 

Qua gần hai năm dịch Covid-19 xuất hiện, Thời báo Ngân hàng dẫn nhận định chuyên gia cho rằng việc sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế đã gần tới hạn. Bởi, thứ nhất, lãi suất điều hành của NHNN ở mức rất thấp so với nhiều năm trở lại đây, nhiều thời điểm lãi suất liên ngân hàng sát 0%.

Thứ hai, việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng ngày càng hiện hữu sẽ làm suy giảm chất lượng Bảng cân đối của các TCTD, ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Thứ ba, hệ thống TCTD vẫn đang phải dành nguồn lực để tiếp tục cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Do tác động của dịch bệnh Covid-19, nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng. Đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,73% (cuối năm 2020 là 1,69%). 

Phó thống đốc cũng cho biết mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm hơn 1,5 điểm phần trăm so với trước dịch và đang có xu hướng giảm từ đầu năm 2021 đến nay. Nếu áp dụng biên lợi nhuận khoảng 2,5 điểm điểm phần trăm, mức lãi suất cho vay vào khoảng 8%/năm. Thực tế, lãi suất tại nhiều ngân hàng có thể thấp hơn với các gói cho vay đặc thù.

Lãnh đạo NHNN cũng chỉ ra hai nguồn để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất là giảm chi phí và chia sẻ lợi nhuận. Đây cũng là hai vấn đề được NHNN liên tục chỉ đạo, đốc thúc các ngân hàng thực hiện trong thời gian qua. Ngành ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng với quy mô tài sản lớn hàng chục nghìn tỷ đồng thì con số lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng nếu như tính cả các khoản trích lập dự phòng… thì có thể sẽ không được đẹp như những con số trên báo cáo.

LÊ HẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement