Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phiên tòa Đinh La Thăng và đồng phạm: VKS tung nhiều bằng chứng bất lợi cho các bị cáo

Chính sách - Hạ tầng

15/01/2018 12:21

Sáng nay (15/1), phiên tòa Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần tranh tụng của đại diện VKS.

VKS chỉ ra những nhóm lợi ích trong vụ án

Báo Vietnamnet dẫn lời đại diện VKSND TP Hà Nội cho biết, xét về các mối quan hệ, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC) và Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch HĐQT PVC) đều do bị cáo Đinh La Thăng có vai trò quyết định trong việc tiếp nhận, đưa về PVN và cất nhắc, bổ nhiệm vị trí chủ chốt ở PVC.

Dù biết rõ PVC không đủ năng lực tài chính, nhưng để tạo điều kiện cho PVC, ông Thăng đã bỏ qua các nguyên tắc về pháp lý để ký hợp đồng 33 và tạm ứng tiền cho PVC sử dụng trái mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước. Như vậy đã thấy rõ lợi ích nhóm ở đây.

Theo đại diện VKS, một số quan điểm của các luật sư và bị cáo không đồng tình với nhận định của VKS về việc đánh giá các bị cáo không thành khẩn khai báo, đổ tội cho cấp dưới.Về vấn đề này, đại diện VKS cho rằng cần tách bạch 2 chuyện: Quyền của bị cáo và việc nhận định của cơ quan tố tụng về thái độ của bị cáo.

Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, dù theo VKS là đủ cơ sở khẳng định tội cho các bị cáo, nhưng các bị cáo trong quá trình điều tra và tại tòa đều không thừa nhận. Các bị cáo chỉ nhận thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, kiểm soát, dẫn đến hậu quả.

Do đó, VKS không cho các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Tình tiết giảm nhẹ chỉ được hiểu là khi người phạm tội thành khẩn khai báo. Trong phần xét hỏi, câu hỏi này đã được đặt ra với điều tra viên và điều tra viên đã trả lời. Đây cũng là quan điểm của VKS. Việc chấp nhận hay không chấp nhận, tùy thuộc vào HĐXX.

Đại diện VKS cũng đưa ra luận cứ, hoàn toàn có có sở khẳng định, số tiền thiệt hại trong vụ án là hơn 119 tỷ đồng. Quan điểm của các luật sư và bị cáo cho rằng việc tạm ứng là không thiệt hại, hoặc thiệt hại không đáng kể là không có sở.

Trong phần tranh luận, đại diện VKS đối đáp với các luật sư về đề nghị làm rõ cơ sở pháp luật nào đánh giá bị cáo Đinh La Thăng phạm tội cố ý làm trái. Đại diện VKS nêu: Về tổng quan, PVN là công ty nhà nước. Chính phủ giao cho PVN phải kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn và hoàn thành các nhiệm vụ khác.

Nhà nước là chủ sở hữu của PVN, còn bị cáo Đinh La Thăng được giao chức Chủ tịch HĐTV, điều đó có nghĩa, toàn bộ tài sản dù nhỏ nhất của PVN đã được nhân dân giao phó cho bị cáo Thăng để phát huy giá trị tài sản của nhân dân tại PVN. Bị cáo Đinh La Thăng phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ đạo lựa chọn tổng thầu sai quy định như cáo trạng nêu.

Đại diện VKS đưa ra các căn cứ để trả lời đặt câu hỏi: Phải chăng ngay từ đầu, ông Đinh La Thăng đã nhắm tới PVC để được thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Vẫn theo đại diện VKS, điều đáng buồn trong quá trình xét xử là cấp dưới - người thừa hành công việc - thừa nhận sai phạm, mong được hưởng khoan hồng, nhưng cấp trên lại không.

Lời khai của cấp dưới “chống lại” Trịnh Xuân Thanh

Trong khi đó trên báo Tiền Phong, đại diện VKS công bố ngày 25/8/2010, Trịnh Xuân Thanh ký cam kết mua 5 triệu cổ phần của PVC Nghệ An. Sau đó, Thanh lấy phiếu ý kiến trong đợt tăng vốn điều lệ của PVC Nghệ An rồi ký quyết định PVC góp vốn vào PVC Nghệ An với tư cách cổ đông chiến lược.

Thực tế, có 30 tỷ đồng từ dự án Thái Bình 2 chuyển về Nghệ An. Tiếp đó, ngày 6/3/2012, Trịnh Xuân Thanh ký báo cáo gửi PVN về việc dùng vốn tạm ứng, xác nhận PVC dùng tiền của dự án Thái Bình 2 vào việc khác đồng thời báo cáo phương án thu hồi.

Về hành vi chi tiền, kiểm sát viên dẫn chứng các biên bản hỏi cung cho thấy, bị cáo Vũ Đức Thuận khai: “Việc PVC dùng tiền của dự án vào dự án khác là chỉ đạo của Thanh, trong đó có trách nhiệm của tôi… Tôi đã báo cáo rõ với anh Thanh và các thành viên trong cuộc họp giao ban tuần, tháng, quý về việc sử dụng tiền của dự án vào dự án khác. Ngoài tôi có anh Tiến… cũng báo cáo miệng.

Anh Thanh quyết định dùng tiền dự án vào việc khác ngoài dự án”.Tương tự, bị cáo Phạm Tiến Đạt – nguyên Kế toán trưởng khai khi hỏi cung: “Tôi báo cáo nhanh về tài chính PVC gửi HĐQT và ban TGĐ, nêu rõ PVC đã đầu tư quá nguồn vốn hơn 1.000 tỷ… nhưng HĐQT vẫn quyết định đầu tư góp vốn trước khi tăng vốn điều lệ…

Trong thời điểm này, PVC không nhận bất cứ nguồn tiền nào khác ngoài từ dự án Thái Bình 2, nếu có thì rất nhỏ”.Về tội tham ô của ông Thanh, kiểm sát viên nhắc lại quan điểm của luật sư về việc truy tố ông Thanh thiếu căn cứ; túi đựng 4 tỷ đồng tiêu Tết, ông Thanh không nhận; có chứng cứ ngoại phạm…

Đại diện VKSND cho rằng, việc truy tố không chỉ căn cứ vào lời khai của các bị cáo mà còn nhiều tài liệu, chứng cứ khác chứng minh. Người giữ quyền công tố cho rằng, chứng minh Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận chỉ đạo tham ô có căn cứ.Cụ thể, lời khai của các bị cáo Thuận và Nguyễn Anh Minh – nguyên Phó TGĐ PVC, Bùi Mạnh Hiển – nguyên Chánh văn phòng PVC đều thừa nhận Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận trao đổi, thống nhất các đơn vị thành viên phải gửi tiền về PVC qua đầu mối là Bùi Mạnh Hiển.

Bị cáo Vũ Đức Thuận cũng khai: “Khi tôi được bổ nhiệm TGĐ PVC, anh Thanh có chủ trương nhận tiền từ đơn vị thành viên để đối ngoại. Anh Thanh chỉ đạo, thống nhất đầu mối nhận tiền…”.

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement