Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phiên chiều 25/3: Bùng nổ, VN-Index có phiên tăng mạnh nhất gần 11 năm

Chứng khoán

25/03/2020 16:40

Dù lực cầu không quá mạnh, nhưng do bên bán chỉ bán giá cao, buộc bên mua phải chấp nhận mức giá cao để có hàng giúp thị trường có phiên giao dịch bùng nổ.

Trong phiên sáng, sau khi tăng gần 18 điểm lúc mở cửa phiên, thị trường có những phút trùng lại do tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự thoải mái. Sau đó về cuối phiên, với sự khởi sắc của một số mã lớn như VCB, BID, CTG, VNM, GAS, nên VN-Index đã lấy lại đà tăng, đóng cửa gần mức cao nhất phiên.

Tuy nhiên, phiên giao dịch chiều mới thật sự đem lại cho nhà đầu tư nhiều niềm vui khi ngay đầu phiên, VN-Index đã tăng theo chiều thẳng đứng. Dù dòng tiền không chảy mạnh, nhưng với việc bên bán chỉ ra hàng giá cao, buộc bên mua phải nâng giá để gom hàng đã kéo nhiều mã tăng mạnh, thậm chí có mã đảo chiều từ sắc đỏ lên đóng cửa ở sắc tím như bộ 3 cổ phiếu họ nhà Vingroup (VRE, VHM, VIC), hay nhiều cổ phiếu bluechip khác cũng leo lên mức trần như VCB, CTG, SSI, PNJ, GAS, BVH, PLX…

Phiên chiều 25/3: Bùng nổ, VN-Index có phiên tăng mạnh nhất gần 11 năm


Diễn biến này đã giúp thị trường có phiên giao dịch bùng nổ về điểm số, trong đó VN-Index có phiên tăng theo phần trăm lớn nhất trong gần 11 (từ phiên 24/7/2009), còn về điểm số tuyệt đối là phiên tăng mạnh nhất kể từ 7/5/2018.

Cụ thể, chốt phiên, VN-Index tăng 31,04 điểm ( 4,71%), lên 690,25 điểm với 301 mã tăng, trong đó có 36 mã tăng trần, trong khi chỉ có 84 mã giảm, trong đó có 20 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 270 triệu đơn vị, giá trị 4.894 tỷ đồng, tăng 10% về khối lượng và 17,85% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 60 triệu đơn vị, giá trị 1.825 tỷ đồng.

Trong các mã bluechip, chỉ còn sắc đỏ xuất hiện ở TPB và BHN, cùng MSN và EIB đứng tham chiếu, còn lại đều tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng mạnh.

Cụ thể, VIC tăng trần lên 76.500 đồng, khớp 1,4 triệu đơn vị, VCB tăng trần lên 62.000 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị, VHM tăng trần lên 59.100 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị, VNM tăng trần lên 92.000 đồng, khớp 3 triệu đơn vị, CTG tăng trần lên 19.550 đồng, khớp 7 triệu đơn vị, PLX tăng trần lên 40.100 đồng, khớp gần nửa triệu đơn vị, VRE tăng trần lên 18.900 đồng, khớp 4,75 triệu đơn vị, BVH tăng trần lên 36.950 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị, PNJ tăng trần lên 54.900 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị.

Các mã còn lại đều có mức tăng mạnh từ hơn 3% đến gần 6%, chỉ có một vài mã tăng nhẹ là VJC, NVL.

Trong khi đó, AMD và HAI vẫn không thể thoát khỏi mức sàn 3.640 đồng và 3.420 đồng do lực cầu không có nhiều trong khi lực bán giá sàn rất lớn. Chốt phiên, AMD khớp 13,3 triệu đơn vị, còn dư bán sàn hơn 7,4 triệu đơn vị, HAI khớp 8,5 triệu đơn vị, còn dư bán sàn hơn 5,8 triệu đơn vị. Hai mã này có thanh khoản đứng thứ 2 và thứ 4 trên sàn HOSE.

Mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE là ROS với 14 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 5,51% xuống 4.290 đồng.  STB là mã có thanh khoản đứng thứ 3 với 9,9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,52% lên 9.110 đồng.

Sàn HNX cũng có phiên giao dịch khởi sắc, nhưng cũng không thể giữ được mức giá cao nhất ngày.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 3,14 điểm ( 3,24%), lên 100,09 điểm với 96 mã tăng và 54 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,7 triệu đơn vị, giá trị 430,8 tỷ đồng, giảm 27% về lượng và 30% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,8 triệu đơn vị, giá trị 59,8 tỷ đồng.

Cũng giống HNX, các mã lớn trên HNX đều có phiên khởi sắc, trong đó ACB tăng 4,59% lên 20.500 đồng, khớp 4,1 triệu đơn vị. SHB tăng 6,72% lên 12.700 đồng, khớp gần 5 triệu đơn vị. VCS tăng 4,01% lên 54.500 đồng, PVI tăng 4,1% lên 27.900 đồng. PVS tăng 3,92% lên 10.600 đồng, khớp 4,27 triệu đơn vị. NVB khớp 2,38% lên 8.600 đồng, khớp 3,55 triệu đơn vị. Chỉ có VIF giảm 2,75% xuống 17.700 đồng và IDC quay đầu giảm nhẹ 0,6% xuống 16.500 đồng.

Trong khi đó, cũng giống 2 người anh em của mình trên HOSE là AMD và HAI, cổ phiếu KLF cũng không thể thoát khỏi mức sàn 1.800 đồng khi không có nhiều lực mua. Chốt phiên, KLF khớp gần 5 triệu đơn vị và còn dư bán sàn, đứng đầu HNX về thanh khoản.

UPCoM cũng tương tự 2 sàn niêm yết khi tăng mạnh trong phiên hôm nay với sắc xanh chiếm ưu thế.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 1,02 điểm ( 2,1%), lên 49,53 điểm với 127 mã tăng và 56 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,8 triệu đơn vị, giá trị 286 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,2 triệu đơn vị, giá trị 126 tỷ đồng.

Ngoài LPB và BSR, phiên chiều có thêm VIB tham gia nhóm có thanh khoản triệu đơn vị. Cụ thể, LPB khớp 3,1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,92% lên 6.400 đồng. BSR khớp 2,7 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,78% lên 5.700 đồng. VIB khớp 1,19 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 7,41% lên 14.500 đồng.

Trong các mã lớn, VTP gây ấn tượng nhất khi tăng trần lên 100.300 đồng lúc đóng cửa, thanh khoản đạt hơn 150.000 đơn vị.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng tương lai của VN30-Index đều có mức tăng thua chỉ số này. Cụ thể, VN30-Index tăng 4,3% lên 652,31 điểm, trong khi hợp đồng có mức tăng tốt nhất là VN30F2006 đáo hạn ngày 18/6 tăng 3,92% lên 644,8 điểm. Hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất là VN30F2004 đáo hạn ngày 16/4 tăng 3,56% lên 648,3 điểm với 167.871 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 20.071 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, cũng giống như thị trường cơ sở, sắc xanh chiếm thế áp đảo trên thị trường chứng quyền. Trong đó, mã có thanh khoản nhất là CVRE2001 với 743.510 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 16,67% lên 140 đồng. Tiếp đến là CMWG2001 với 592.370 đơn vị, đóng cửa tăng 20% lên 60 đồng.

T.LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement