Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phiên chiều 19/11: VCB và VNM trở lại mạnh mẽ, VN-Index lên mức cao nhất ngày

Chứng khoán

19/11/2019 16:43

VNM nới đà tăng mạnh đi cùng VCB khởi sắc kéo theo nhóm ngân hàng đồng loạt đi lên đã đưa chỉ số xanh trở lại sau 4 phiên liên tiếp điều chỉnh trước đó. Nhưng tâm điểm của dòng tiền vẫn thuộc về nhóm cổ phiếu họ FLC, khi đa số tăng kịch trần.

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường bước vào phiên chiều khởi sắc hơn, chỉ số nhích dần lên và dòng tiền chảy khá tự tin, khiến số mã tăng trên bảng điện tử vượt trội so với số mã giảm, bên cạnh đó, nhờ 2 ông lớn VCB và VNM nới biên độ tăng và chạm mức cao nhất ngày đã kéo VN-Index cũng chạm mức cao nhất ngày khi kết phiên.

Đóng cửa, sàn HOSE có 179 mã tăng và 137 mã giảm, VN-Index tăng 5,44 điểm ( 0,54%), lên 1.008,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 232,3 triệu đơn vị, giá trị 4.796 tỷ đồng, tăng 26% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên hôm qua.

Phiên chiều 19/11: VCB và VNM trở lại mạnh mẽ, VN-Index lên mức cao nhất ngày

Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 74,32 triệu đơn vị, giá trị 1.595,7 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể có 10,5 triệu cổ phiếu GTN trị giá 105,5 tỷ đồng; 14,56 triệu cổ phiếu HPG ở mức giá sàn trị giá 310,5 tỷ đồng và 12,74 triệu cổ phiếu SBT, trị giá 225,8 tỷ đồng.

Hai ông lớn VCB và VNM là nhân tố chính kéo chỉ số đi lên. Theo đó, VCB 3,9% lên 91.000 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị và VNM 3% lên 124.000 đồng, khớp hơn 1,07 triệu đơn vị. Cả 2 mức giá của VCB và VNM đều là mức giá cao nhất trong ngày.

Nhóm ngân hàng nhận được sự dẫn dắt của VCB cũng đã đồng loạt tăng trở lại hỗ trợ thị trường, mặc dù mức tăng còn khá khiêm tốn với TCB 1,2% lên 24.750 đồng; BID 0,9% lên 41.650 đồng; CTG 0,5% lên 21.500 đồng; MBB 0,7% lên 22.750 đồng; VPB 0,5%; HDB 0,4%; TPB 0,7% và chỉ còn STB đứng tham chiếu và EIB -2,1% xuống 18.350 đồng.

Ngoài ra, một số bluechip tăng như PLX 1,4% lên 60.000 đồng; MWG 1% lên 119.000 đồng; FPT 1,4% lên 58.300 đồng, cùng sắc xanh khác tại VHM, VJC, VRE, NVL, SSI, GMD, CTD, REE.

Mất điểm không mã nào quá 1%. Theo đó, VIC -0,9% xuống 117.100 đồng; GAS -0,9% xuống 107.500 đồng; SAB -0,8% xuống 251.000 đồng và ROS -0,8% xuống 25.000 đồng là đáng kể.

Thanh khoản ROS tiếp tục dẫn đầu nhóm và sàn HOSE với hơn 28,5 triệu đơn vị khớp lệnh. VRE có 6,5 triệu đơn vị. HPG có 4,16 triệu đơn vị, giảm nhẹ 0,4% và được khối ngoại mua bán mạnh tay. Nhóm HDB, VHM, STB, MBB, CTG có từ 1,8 triệu đến 3,7 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu thị trường thanh khoản tốt nhất sàn đồng loạt tăng kịch trần như HVG cùng nhóm cổ phiếu họ FLC là AMD, HAI, FLC. Trong đó, HVG khớp 7,2 triệu đơn vị; AMD khớp 4,1 triệu đơn vị; HAI khớp 3,86 triệu đơn vị; FLC khớp 2,5 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 6,85 triệu đơn vị.

Các mã khác có sắc xanh đi kèm khối lượng giao dịch cao có HSG, DLG, AAA, HAG, TTF, ASM, SCR, LDG…

Nhóm cổ phiếu giảm có TSC, thoát giá sàn nhưng vẫn mất 5,7% xuống 3.500 đồng, khớp hươn 6,33 triệu đơn vị.

Đáng chú ý vẫn là TTB, sau khi giảm sàn từ sớm với lượng dư bán sàn lớn khi kết phiên sáng thì sang phiên chiều đã được lực cầu hấp thụ lượng lớn cổ phiếu và đẩy mã này tăng kịch trần, nhưng cũng sau đó rất nhanh, áp lực bán sau đó đã quay trở lại và ép mã này giảm về lại mức giá sàn khi đóng cửa, -6,9% xuống 10.750 đồng, khớp hơn 840.000 đơn vị.

Trên sàn HNX, nhờ sự tích cực chung của thị trường, HNX-Index cũng bật lên vào những phút cuối sau khi giằng co quanh tham chiếu trước đó.

Hàng loạt cổ phiếu trở lại hoặc nới đà đi lên như ACB 0,4% lên 24.200 đồng; VCS 2% lên 86.900 đồng; PVS 0,5% lên 18.900 đồng; NVB 1,1% lên 9.100 đồng; SHS 1,2% lên 8.300 đồng; NTP 0,3% lên 32.000 đồng và các cổ phiếu nhỏ tăng điểm là HUT, TIG, PVC, NHP.

Giảm điểm đáng kể chỉ còn VCG -0,4% xuống 27.300 đồng; CEO -1,1% xuống 9.300 đồng; DNP -0,6% xuống 16.300 đồng, trong khi đí MBG vẫn nằm sàn -10% xuống 42.00 đồng.

Nhóm đứng tham chiếu có khá nhiều, có thể kể đến SHB, TNG, VC3, MBS, HAD hay các mã nhỏ SPI, KLF, ACM, ART, BII, DST…

Khớp lệnh NVB vẫn tốt nhất sàn HNX với hơn 1,6 triệu đơn vị. Tiếp theo là ACB, khi có 1,4 triệu đơn vị; HUT có hơn 1,06 triệu đơn vị…

Đóng cửa, sàn HNX có 35 mã tăng và 37 mã giảm, HNX-Index tăng 0,34 điểm ( 0,32%), lên 105,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,9 triệu đơn vị, giá trị 177 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,66 triệu đơn vị, giá trị 57,6 tỷ đồng.

Trên UpCoM, diễn biến dưới tham chiếu của UpCoM-Index cũng được ngắt vào những phút cuối với nhịp tăng khá và chỉ số trồi lên sắc xanh nhạt khi đóng cửa.

Mặc dù vậy, 4 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất chỉ có được giá tham chiếu là BSR, VIB, LPB và QNS. Trong đó, BSR vượt trội với hơn 3,3 triệu đơn vị khớp lệnh, VIB đứng sau nhưng chỉ có 0,36 triệu đơn vị.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,1 điểm ( 0,18%), lên 57,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,3 triệu đơn vị, giá trị 112 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,15 triệu đơn vị, giá trị 30 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, 3 hợp đồng tương lai đáo hạn gần nhất xanh trở lại nhờ rổ VN30 hồi phục, trong đó, hợp đồng VN30F1911 đáo hạn gần nhất vẫn được mua bán mạnh nhất với hơn 52.250 hợp đồng, tăng 0,7% lên 929,7 điểm.

Trên thị trường chứng quyền, có tới 26 mã tăng và chỉ 8 mã giảm. Nhưng mã được giao dịch lớn nhất với hơn 0,45 triệu đơn vị là CHPG1902 lại chỉ có giá tham chiếu tại 500 đồng/CQ.

Lạc Nhan
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement