Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phiên chiều 13/1: VN-Index bảo toàn mốc 965 điểm, ROS sắp về mệnh giá

Chứng khoán

13/01/2020 17:11

Thị trường giao dịch khá lặng sóng trong phiên giao dịch chiều đầu tuần 13/1. Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực bán ra thì cổ phiếu VHM tiếp tục đóng vai trò là trụ đỡ chính giúp VN-Index bảo toàn ngưỡng 965 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là ROS lui về mức thấp nhất lịch sử và có nguy cơ về mệnh giá.

Thị trường nhanh chóng chuyển đỏ ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần và chỉ đến khi thủng mốc 965 điểm, lực cầu nhập cuộc đã hỗ trợ giúp VN-Index bật ngược đi lên.

Tuy nhiên, sự suy yếu của nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là dòng bank sau 2 phiên tăng mạnh, cùng sự suy giảm của thanh khoản, khiến thị trường khó lòng hồi phục, chỉ số VN-Index chỉ lình xình trên ngưỡng 965 điểm đến hết phiên sáng.

Bước sang phiên giao dịch chiều, áp lực vẫn lan rộng thị trường khiến sắc đỏ chiếm áp đảo. Tuy nhiên, lực bán không diễn ra ồ ạt, trong khi dòng tiền tham gia vẫn khá yếu, nên diễn biến thị trường trong suốt cả phiên chiều nhìn chung ảm đạm. Với lực đỡ chính đến từ VHM, chỉ số VN-Index vẫn trụ vững tại mốc 965 điểm trong phiên 13/1.

Phiên chiều 13/1: VN-Index bảo toàn mốc 965 điểm, ROS sắp về mệnh giá


Đóng cửa, sàn HOSE có 123 mã tăng và 205 mã giảm, VN-Index giảm 2,7 điểm (-0,28%), xuống 965,84 điểm.
 Tổng khối lượng giao dịch đạt 147,15 triệu đơn vị, giá trị 2.763,79 tỷ đồng, giảm 33,76% về khối lượng và 44,69% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,2 triệu đơn vị, giá trị 856,29 tỷ đồng.

Dòng bank vẫn giao dịch thiếu động lực sau những phiên dẫn dắt thị trường. Hầu hết các mã ngân hàng đề đứng dưới mốc tham chiếu, trong đó BID -2,3% xuống 50.100 đồng/CP, CTG -1,5% xuống 23.200 đồng/CP, VPB -2,1% xuống 20.600 đồng/CP, HDB, MBB, STB, TCB, VCB đều giảm nhẹ dưới 1%.

Bên cạnh các mã bluechip khác như GAS, BVH, VRE, MWG vẫn giảm nhẹ, thị trường chịu thêm sức ép lớn đến từ trụ cột VNM khi kết phiên -1,3% xuống mức thấp nhất ngày 117.400 đồng/CP.

Đáng chú ý, ROS xác lập phiên giảm sàn thứ 4 liên tiếp, rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày chào sàn tại 11.300 đồng/CP.

Nhìn lại hành trình của ROS kể từ những ngày chào sàn 1/9/2016 đến nay, có thể ví cổ phiếu này đã đi được nửa vòng quỹ đạo của trái đất. Từ mức giá tham chiếu ngày đầu niêm yết là 12.600 đồng/CP, ROS đã tăng vọt và lập đỉnh tại mức giá 187.500 đồng/CP chỉ sau hơn 14 tháng (vào ngày 2/11/2017).

Tuy nhiên, từ đỉnh cao lịch sử này, cổ phiếu ROS cũng đã rơi “thảm hại”. Kết phiên 13/1/2020, ROS -7% xuống mức 11.300 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 3,27 triệu đơn vị và dư bán sàn 2,52 triệu đơn vị.

Không chỉ dừng lại ở ROS, nhiều cổ phiếu trong họ FLC cũng giảm sâu trong phiên hôm nay như FLC -3,8% xuống mức 4.040 đồng/CP, HAI -6,7% xuống mức giá sàn 2.500 đồng/CP, AMD -6% cũng gần chạm sàn 1.710 đồng/CP.

Trong khi đó, cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường là VHM vẫn duy trì đà tăng tích cực nhưng không đủ sức giúp thị trường hồi phục. Kết phiên, VHM 2,1% lên 86.300 đồng/CP. Ngoài ra, một số mã lớn khác như VIC, SAB, MSN, HPG cũng tăng nhẹ.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, bên cạnh họ FLC, nhiều mã quen thuộc cũng kết phiên trong sắc đỏ như KBC, ASM, SCR, ITA, HQC… Đáng chú ý, DLG có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, xuống mức giá 2.100 đồng/CP và là mã dẫn đầu thanh khoản thị trường, đạt 12,82 triệu đơn vị, dư bán sàn gần 1,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, thị trường biến động khá giằng co trong phiên chiều, tuy nhiên HNX-Index đã may mắn có được sắc xanh nhạt ở cuối phiên.

Đóng cửa, sàn HNX có 29 mã tăng và 39 mã giảm, HNX-Index tăng 0,09 điểm ( 0,08%), lên 102,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 23,68 triệu đơn vị, giá trị 233,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 43,16 tỷ đồng.

Một trong những nhân tố chính hỗ trợ giúp thị trường hồi phục là ACB và SHB khi cả 2 cùng khởi sắc trở lại. Kết phiên, ACB 0,88% lên 22.900 đồng/CP và khớp 1,52 triệu đơn vị, còn SHB 1,4% lên 7.200 đồng/CP và khớp 6,71 triệu đơn vị, tiếp tục dẫn đầu thanh khoản sàn HNX.

Bên cạnh đó, VCG, PVI, SHS, BVS… lấy lại mốc tham chiếu, DGC hồi nhẹ.

Tuy nhiên, các mã họ P vẫn giao dịch không mấy tích cực như PVS -2,17% xuống 18.000 đồng/CP, PVB -1,69% xuống 17.400 đồng/CP, PVC -1,47% xuống 6.700 đồng/CP…

Trên UPCoM, mặc dù chủ yếu đứng dưới mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian của phiên chiều nhưng UPCoM-Index đã may mắn hồi xanh trước khi kết phiên.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,26%), lên 55,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,5 triệu đơn vị, giá trị 85,35 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 22,65 triệu đơn vị, giá trị 243,96 tỷ đồng, trong đó riêng VSF thỏa thuận 20,84 triệu đơn vị, giá trị 210,49 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM, đạt 2,76 triệu đơn vị nhưng kết phiên tiếp tục -2,6% xuống 7.500 đồng/CP.

Đứng ở vị trí thứ 2 là EPC với 1,5 triệu đơn vị được giao dịch thanh công và kết phiên tại mức giá sàn 6.200 đồng/CP.

Trong khi đó, nhiều mã lớn giao dịch khởi sắc như VEA 0,9% lên 44.900 đồng/CP, ACV 1,27% lên 72.000 đồng/CP, BCM 4% lên 28.700 đồng/CP…

Trên thị trường phái sinh,có 3 hợp đồng tăng và 1 hợp đồng giảm. Trong đó, VN30F2001 tăng nhẹ 0,09% lên 879,5 điểm, với khối lượng giao dịch 69.842 hợp đồng, khối lượng mở 14.205 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, hầu hết đều mất điểm khi có tới 30 mã giảm, chỉ 9 mã tăng và 2 mã đứng tham chiếu, với CMBB1904 có thanh khoản tốt nhất với 28.701 đơn vị được giao dịch, giảm 31,15% xuống 420 đồng/chứng quyền.

T.THÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement