Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phạt tiền gần 160 triệu đồng các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế

Trong ngày 12/3, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý 22 cơ sở sai phạm về kinh doanh trang thiết bị y tế, phạt tiền gần 160 triệu đồng.

Sau khi khảo sát, nắm tình hình thị trường trong ngày của lực lượng QLTT tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tự chọn ngày hôm nay cho thấy sức mua đã ổn định, các mặt hàng thiết yếu vẫn đủ đáp ứng nhu cầu.

Mặt khác, bên cạnh một số mặt hàng khẩu trang, nước sát khuẩn hiện nay vẫn trong tình trạng khan hiếm hàng, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, trong khi các cơ sở sản xuất phản ánh thiếu nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Qua công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý một số cơ sở lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hoá để sản xuất khẩu trang vi phạm về nhãn; mua gom hàng hoá không có hóa đơn, chứng từ; lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hoá do dịch bệnh như tại các thành phố Hà Nội, Lào Cai và TP.HCM.

Tính từ ngày 31/1 đến ngày 12/3, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 6.209 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 2 tỷ đồng. Riêngngày 12/3, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 84 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử lý 22 cơ sở, phạt tiềngần 160 triệu đồng.

Cụ thể, tại TP. Hà Nội, ngày 11/3/, Đội QLTT số 12 phối hợp với Công an quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra điểm tập kết hàng hóa tại số 121 phố Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sơn là chủ sở hữu hàng hóa. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 15 bao tải chứa khẩu trang kháng khuẩn. Ông Sơn xuất trình 1 hóa đơn, phiếu xuất kho, tuy nhiên, giấy tờ này vẫn chưa chúng minh được đầy đủ nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên. Đội QLTT số 12 đã tiến hành tạm giữ 15 bao tải nói trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

12_Mar_2020_094538_GMTAA
Xử lý nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh thiết bị y tế trên cả nước.

Cùng ngày tại TP.HCM, Đội QLTT số 3 phối hợp với Đội QLTT số 10, kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH Thiết bị y tế Thẩm mỹ Thanh Trúc, địa chỉ tại 141 đường Ngô Gia Tự, phường 2, quận 10. Tại đây đang kinh doanh 5.000 chiếc khẩu trang loại 3 lớp kháng khuẩn (thực tế kiểm tra chỉ có 01 lớp) hiệu 5U-ModiVip, 2.500 cái khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp hiệu 5U-ModiVip (đang chờ kiểm nghiệm có lớp kháng khuẩn hay không), tất cả đều không có hóa đơn chứng từ do Công ty TNHH MTV CKSH sản xuất tại địa chỉ công ty số 164 đường B21, KDC 918, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Đội QLTT số 3 lập Biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng trên đồng thời lấy mẫu 2 loại khẩu trang nêu trên gửi kiểm nghiệm để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Cũng trong ngày, Đội QLTT số 9 kiểm tra điểm tập kết, kinh doanh khẩu trang có địa chỉ tại 520 đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, Quận 9. Tại đây đang kinh doanh, tập kết 1.350 cái khẩu trang và 100 bộ trang phục phòng dịch không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xử lý.

Trong khi đó, Đội QLTT số 16 kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH IGG Việt Nam, địa chỉ tại 357/12A đường Bình Thành, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Tại đây đang sản xuất khẩu trang, hàng hóa có nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc gồm 34.000 chiếc khẩu trang 4 lớp hiệu IGG MASK và DANASA 3D MASK. Đội lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý.

Tại tỉnh Lào Cai, vào khoảng 14h20ph ngày 10/3, Đội QLTT số 1 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Lào Cai tiến hành kiểm tra siêu thị Mai Long, địa chỉ tại số 437 đường Hoàng Liên, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; đại diện siêu thị là bà Trương Hương Mai. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện siêu thị do bà Trương Hương Mai là đại diện có hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với mặt hàng mỳ tôm Hảo Hảo.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính 20 triệu đồng, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi từ việc định giá bán bất hợp lý là 700.000 đồng.

Trong thời gian tới, lực lượng QLTT tiếp tục chủ động tăng cường công tác quản lý địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá, bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, cũng như các mặt hàng phục vụ thiết yếu tiêu dùng hàng ngày khi đang có diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

TRÚC BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement