Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phát hiện thương hiệu L’Oreal, Bayer dùng hóa chất gây ung thư

Kinh tế thế giới

22/05/2019 20:21

Sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng như Bayer, L’Oreal, Michelin, ông lớn thực phẩm DSM, công ty dược Merck được cho là có chứa chất gây nguy hại cho sức khỏe con người, thậm chí là bệnh ung thư.

Đài RT dẫn báo cáo một cuộc điều tra từ tập đoàn môi trường Đức BUND, hơn 650 công ty đang vi phạm luật an toàn hóa chất châu Âu. Do đó, các hóa chất có khả năng gây hại có thể được tìm thấy trong thực phẩm, mỹ phẩm và đồ chơi.

"Các công ty hóa chất đã bất chấp luật pháp trong nhiều năm để bán những sản phẩm có chất gây ung thư nội tiết tố, rối loạn não và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác", ông Manuel Fernandez, viên chức phụ trách về hóa chất của BUND cho biết.

 Một nhà máy của Bayer ở thành phố Leverkusen, Đức. Ảnh: REUTERS 
 Một nhà máy của Bayer ở thành phố Leverkusen, Đức. Ảnh: REUTERS 

Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) thừa nhận rằng các công ty đã biết về việc bỏ qua luật an toàn hóa chất vào tháng 11 năm ngoái. Họ đã tiến hành điều tra 700 loại hóa mỹ phẩm đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và phát hiện ra rằng 2/3 trong số đó phá vỡ chuẩn REACH - quy định về an toàn chính yếu của cơ quan này.

Báo cáo do BUND công bố hôm 21-5 có nêu tên một số công ty có liên quan cũng như chỉ ra một số chất có khả năng gây chết người. Ngoài ra, có 654 công ty không thực hiện các cuộc kiểm tra an toàn bắt buộc theo quy định REACH.

Một số công ty trong số này hiện cũng đang dính vào những vụ bê bối về an toàn. Chẳng hạn như công ty Bayer hiện đang đối mặt với hơn 11.000 vụ kiện sau khi tòa án Mỹ và châu Âu phát hiện một trong những thành phần trong sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, được biết là công ty con của Bayer, dẫn đến nhiều trường hợp bị ung thư.

Cũng mới hồi tháng 3 năm nay, hãng Bayer đã phải đền bù 80 triệu USD cho một người đàn ông có tên Edwin Hardeman, sống ở bang  California (Mỹ), vì ông này đã dùng sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup của hãng và nó đã gây ung thư cho người này.

 Thuốc diệt cỏ Roundup của Bayer bị cho là có chất gây ung thư cho nhiều người. Ảnh: BAYER
 Thuốc diệt cỏ Roundup của Bayer bị cho là có chất gây ung thư cho nhiều người. Ảnh: BAYER

Mặc dù Trung tâm bảo vệ môi trường Mỹ và Hiệp hội Hóa học châu Âu xác định thuốc diệt cỏ không có tác nhân gây ung thư đối với con người, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2015 đã tuyên bố chất diệt cỏ có khả năng gây ung thư.

Được biết, hãng Bayer đã mua nhà sản xuất thương hiệu thuốc diệt cỏ Roundup vào năm 2018, với giá 63 tỉ USD. Sau kết luận của tòa án, Bayer tuyên bố sẽ kháng cáo. Bê bối này khiến cổ phiếu công ty tụt giảm đáng kể.

Những thương hiệu nổi tiếng khác còn có trong danh sách như L’Oreal, Michelin, ông lớn thực phẩm DSM và nhà sản xuất thuốc Merck, được cho là những sản phẩm mà mọi người tiếp xúc hàng ngày.

Một số hóa chất xâm nhập vào hàng hóa hàng ngày bao gồm chất dibutyl phthalate, được biết là chất làm dẻo được sử dụng trong sàn nhà, đồ chơi, da, giấy... những chất này có độc tính cao đối với đời sống thủy sinh và có thể gây hại cho thai nhi và giảm khả năng sinh sản. Các công ty sử dụng dibutyl phthalate được biết cũng chưa hoàn thành xác định những nguy cơ theo yêu cầu của REACH.

Những công ty kể trên cũng chưa hoàn thành bài kiểm tra an toàn trên chất methyl acetate, một hóa chất có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và kích ứng mắt nghiêm trọng. Methyl acetate thường được tìm thấy trong chất kết dính, sản phẩm làm sạch và mỹ phẩm.

 Một số hóa chất có trong mỹ phẩm như Methyl acetate có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Ảnh: TALKNEWS
 Một số hóa chất có trong mỹ phẩm như Methyl acetate có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Ảnh: TALKNEWS

Trichloroethylen, một hóa chất công nghiệp khác, có thể khiến người tiếp xúc bị kích thích nghiêm trọng, có thể gây ung thư và khiếm khuyết di truyền. BUND cho biết họ xác định được tới 940 hóa chất bị nghi ngờ độc hại, nhưng chỉ xác minh được khoảng 700 trường hợp trong số đó không tuân thủ các quy định an toàn.

BUND con cho biết họ đã đã xoay sở để có được tên của các công ty thông qua quyền tự do yêu cầu thông tin từ chính phủ Đức, và họ đã tiến hành phân tích riêng từ năm 2014. Tuy nhiên, tổ chức này tin rằng những phát hiện của họ có thể chỉ là "đỉnh của tảng băng trôi" do nền tảng các quy tắc an toàn hóa học của EU hiện nay ngày càng bị phớt lờ và thiếu sự kiểm soát.

TÚ QUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement