Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phát hiện 'hành tinh nham thạch' nằm cách Trái đất vài năm ánh sáng

Hỏi đáp

09/11/2020 14:28

Các nhà khoa học đã khám phá ra một hành tinh dung nham với nhiệt độ nóng kỷ lục, mưa đá và có đại dương dung nham hơn 96km.

Theo một nghiên cứu được công bố lần đầu trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society do các nhà khoa học từ Đại học McGill ở Montreal, Đại học York ở Toronto và Viện Nghiên cứu và Giáo dục Khoa học Ấn Độ thực hiện cho biết, hành tinh mới được nghiên cứu có kích thước bằng Trái đất, nằm ngoài Hệ mặt trời của chúng ta và có môi trường khắc nghiệt nhất từng được phát hiện.

Đại học McGill giải thích trong một thông cáo báo chí: “Hành tinh dung nham có tên là K2-141b, là hành tinh cực đoan nhất được phát hiện ngoài rìa Hệ Mặt trời. Nó xoay quanh ngôi sao chủ của mình gần đến nỗi một số vùng trên hành tinh đó là những hố dung nham nóng chảy”.

Hành tinh dung nham (K2-141b) khắc nghiệt nhất có tốc độ gió siêu âm là hơn 4,8 triệu km/h. Ảnh: Fox news
Hành tinh dung nham (K2-141b) khắc nghiệt nhất có tốc độ gió siêu âm là hơn 4,8 triệu km/h. Ảnh: Fox news

Hành tinh K2-141b cũng có tốc độ gió siêu âm hơn 4,8 triệu km/h. Trong khi đó, Sao Hải Vương có tốc độ gió cao nhất so với bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời của chúng ta, có thể vượt quá 1.100 dặm/giờ - gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh, theo NASA .

Về bề mặt, bầu khí quyển và đại dương của hành tinh dường như được tạo thành từ đá và “thời tiết khắc nghiệt được dự báo bởi phân tích của họ có thể thay đổi vĩnh viễn bề mặt và bầu khí quyển của K2-141b theo thời gian”, thông cáo của McGill cho biết.

Mặt tối của hành tinh có nhiệt độ có thể xuống thấp hơn -300 độ F. Nhiệt độ ở bề mặt tối của hành tinh này có thể xuống tới mức -149 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được ở Trái đất chúng ta là -53 độ C thuộc Nam Cực, theo Liên minh Địa vật lý Mỹ.

Tương tự như ở Trái đất, nước bốc hơi vào khí quyển và trở lại dưới dạng mưa thì ở hành tinh này, hơi đá sẽ bốc lên và trở lại dưới dạng mưa đá.

“Tất cả các hành tinh đá, bao gồm cả Trái đất, với khởi đầu là một hành tinh nóng chảy nhưng sau đó nhanh chóng nguội đi và đông đặc lại. Các hành tinh dung nham hoàn toàn có thể mang đến cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi về giai đoạn tiến hóa quan trọng này.”, giáo sư Nicholas Cowan từ Đại học McGill cho biết.

“Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đưa ra dự đoán về điều kiện thời tiết trên K2-141b có thể được phát hiện từ hàng trăm năm ánh sáng bằng các kính thiên văn thế hệ tiếp theo như Kính viễn vọng Không gian James Webb”, tác giả chính Giang Nguyễn, nghiên cứu sinh tại York Đại học người đã làm việc dưới sự giám sát của Đại học McGill Giáo sư Nicolas Cowan trong nghiên cứu, cho biết.

Những phát hiện đáng kinh ngạc nêu trên không chủ bổ sung thêm vào kho tàng hiểu biết của nhân loại những kiến thức mới mẻ về vũ trụ, mà còn cho thấy tiềm năng rất lớn của các công cụ thiện văn tiên tiến trong các sứ mệnh khám phá không gian phức tạp.

(Theo Fox News)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement