Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phận "đời treo" theo dự án Thanh Đa

Chiều chiều nhìn sang khu Thảo Điền bên kia sông, người dân Thanh Đa không khỏi trầm trồ ao ước, dân ở đây ai cũng biết mảnh đất mà họ đang sống là vàng, nhưng “hãy cứ như vầy đi, thế lại hay”.

Thanh Đa nhìn trên bản đồ tuyệt đẹp. Không thể ngờ rằng giữa TP.HCM hoa lệ này, thiên nhiên lại tạo ra một mảnh đất đặc biệt đến vậy. Cũng vì thế mà từ năm 1992, Thanh Đa - Bình Qưới đã được quy hoạch thành “khu văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí” bật nhất, nhưng đến naydự án này vẫn chưa có động tĩnh gì.

Nhiều người biết đến Thanh Đa giống như một vùng quê chính hiệu. Ở đây người dân còn phải sống trong cảnh ruộng đồng, xuồng ba lá, mươn cá, nhà tranh. Lý do: “Đây là đất quy hoạch, không được tự ý xây dựng nhà cửa”, ông Hòa, người dân Bình Qưới cho biết.

Bán đảo Thanh Đa - Bình Qưới nhìn từ cầu Kinh Thanh Đa.
Bán đảo Thanh Đa - Bình Qưới nhìn từ cầu Kinh Thanh Đa.
Ở đây có nhiều khu chung cư được xây dựng trước năm 1975.
Ở đây có nhiều khu chung cư được xây dựng trước năm 1975.
Và có khung cảnh như một vùng quê trong lòng TP.HCM.
Và có khung cảnh như một vùng quê trong lòng TP.HCM.

Chạy hết đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, qua cầu Kinh - đây là con đường duy nhất vào địa phận bán đảo Thanh Đa - Bình Qưới bằng đường bộ.

Đường xá ở đây rất dễ hình dung vì khá thưa thớt. Men theo tuyến đường trung tâm, hình dáng Thanh Đa sẽ hiện ra với hình ảnh nhiều khu chung cư cũ trước năm 1975. Tuy nhiên sau khoảng 15 phút chạy xe, nhà cửa thưa thới dần, thay vào đó là hình ảnh của một vùng quê chính hiệu.

Tại đây có một con đường nhựa duy nhất kéo dài từ cầu Kinh vô sâu bên trong Bình Qưới, vì có địa hình thấp nên dù chỉ một trận mưa nhỏ, con đường nay cũng sẽ bị ngập nước.
Tại đây có một con đường nhựa duy nhất kéo dài từ cầu Kinh vô sâu bên trong Bình Qưới, vì có địa hình thấp nên dù chỉ một trận mưa nhỏ, con đường nay cũng sẽ bị ngập nước.
Ngã ba Bình Qưới, nếu rẽ trái, con đường sẽ dẫn tới một vài khu du lịch nhỏ và ra được bến phà. Rẽ phải, dãi đường nhựa biến mất, thay vào đó là đường bê tông nông thôn đầy ổ gà, càng vào sâu, hình ảnh một vùng quê càng hiện ra rõ ràng hơn.
Ngã ba Bình Qưới, nếu rẽ trái, con đường sẽ dẫn tới một vài khu du lịch nhỏ và ra được bến phà. Rẽ phải, dãi đường nhựa biến mất, thay vào đó là đường bê tông nông thôn đầy ổ gà, càng vào sâu, hình ảnh một vùng quê càng hiện ra rõ ràng hơn.
Phận
Phận
Bến phà Bình Qưới, nơi người dân Thủ Đức - Thanh Đa di chuyển qua lại.
Bến phà Bình Qưới, nơi người dân Thủ Đức - Thanh Đa di chuyển qua lại.

Chạy xe theo con đường bê tông hẹp qua nhiều mươn nước, chúng tôi gặp ông Hòa (58 tuổi) đang cùng vợ và con trai rào lại mảnh đất của mình. Hôm nay trời ráo, ông tranh thủ kéo cuộn lưới thép làm hàng rào cho mảnh vườn để trồng thêm chuối rồi thả mấy con gà vào nuôi.

"Đã mấy chục năm nay, người dân Bình Qưới không còn làm nông nữa. Thay vào đó, đàn ông đi phụ hồ, đàn bà tìm kế buôn bán. Trồng vài gốc chuối, thả vài con gà chỉ là có cái để mà chăm sóc mỗi lúc rảnh rỗi", ông Hòa chia sẻ.

Trước kia nghe tin quy hoạch, ông Hòa cũng như nhiều dân Bình Qưới đều mong ngóng, sốt ruột chờ đợi. Sống trên vùng đất rũng thấp, cứ mùa mưa hay nước lớn là trong nhà cũng như ngoài ao, nước dâng lai láng, người dân ở đây ai cũng ao ước xây được cái nhà khang trang cho bớt khổ.

Song, vì là đất quy hoạch nên dân đâu phải cứ muốn xây nhà là được. Ấy vậy mà, bao nhiêu cái nhà vẫn cứ mọc lên, và tất nhiên là nhà xây “chui”, mã đã xây chui thì lấy đâu ra mà khang trang được, nhà của ông Hòa cũng vậy.

Gia đình ông Hòa.
Gia đình ông Hòa.
Phận
Dân ở đây không còn làm nông như trước kia nữa, thay vào đó, đàn ông làm thợ hồ, đàn bà tìm kế buôn bán.
Dân ở đây không còn làm nông như trước kia nữa, thay vào đó, đàn ông làm thợ hồ, đàn bà tìm kế buôn bán.

Có được cái nhà chui ra chui vào, với ông Hòa như vậy là đã ổn định, ổn định theo cách nghĩ của ông. Cái đề án quy hoạch năm xưa đã khiến bao nhiêu người dân Bình Qưới khổ sở, gò ép khiến dân không thể nào làm được gì, đến việc xây cho mình ngôi nhà cũng phải xây “chui”.

Năm 2016, dự án Khu đô thị Thanh Đa-Bình Quới coi như hủy bỏ vì có nhà đầu tư rút lui. Nghe được tin này, ông Hòa thật sự vui, nghĩ từ nay dân sẽ không còn phải gò bó nữa, ông cũng tính sửa lại cái nhà mình cho kiên cố hơn.

Nhưng chưa kịp làm, sau đó, chính quyền TP.HCM quyết định tổ chức đấu thầu chọn chủ đầu tư cho dự án khu đô thị mới Bình Quới-Thanh Đa, bán đảo quay về vạch xuất phát ban đầu. Nghe tin này, ông Hòa lại đau đầu thêm lần nữa, miệng chật lưỡi: “Hãy cứ như này đi, thế lại hay”.

Khung cảnh hoang sơ nơi đây.
Khung cảnh hoang sơ nơi đây.
Bên cạnh những con mương, dân Bình Qưới sống trong những ngôi nhà sập xệ, tạm bợ.
Bên cạnh những con mương, dân Bình Qưới sống trong những ngôi nhà sập xệ, tạm bợ.
Hình ảnh đối lập giữa Bình Qưới và thành phố năng động ngoài kia.
Hình ảnh đối lập giữa Bình Qưới và thành phố năng động ngoài kia.

Hoàn toàn có đủ lý do để người dân Thanh Đa - Bình Qưới mệt mỏi với những dự án kiểu này, cuộc sống khổ cực, gò bó mấy chục năm qua là một bằng chứng. Tuy nhiên, nhiều khi nhìn sang bên kia sông, là khu Thảo Điền, khu của những tòa cao ốc, ông Hòa cũng không khỏi trầm trồ, ao ước.

Ông Hòa ví von: “Thanh Đa giống như một con cá chép vậy, sẽ đến ngày nó hóa Rồng, nhưng chưa biết là khi nào”.

Phận
Phận
Sự đối lập giữa Thanh Đa và thành phố bên kia sông.
Sự đối lập giữa Thanh Đa và thành phố bên kia sông.
THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement