Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Trump lại khiến giới đầu tư giật mình

Chứng khoán

31/07/2019 07:55

Cảnh báo về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên Twiter khiến giới đầu tư giật mình, đẩy các thị trường giảm điểm trong phiên thứ Ba (30/7).

Viết trên Twiter hôm thứ Ba, Tổng thống Trump chỉ trích Trung Quốc cố tình trì hoãn thỏa thuận thương mại.

"Phái đoàn của tôi đang đàm phán với Trung Quốc, nhưng họ luôn thay đổi thỏa thuận vào phút chót vì lợi ích của mình. Có lẽ họ chờ tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và cầu mong người đắc cử là một ứng viên đảng Dân chủ, như cựu phó tổng thống Joe Biden, để có thể đạt được một thỏa thuận tuyệt vời như trong suốt 30 năm qua.

Tuy nhiên, vấn đề của họ là nếu tôi chiến thắng, thỏa thuận mà họ đạt được sẽ khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng tôi đang đàm phán, hoặc sẽ không có thỏa thuận nào hết", ông chủ Nhà Trắng cảnh báo, nhắc lại rằng ông tin Trung Quốc muốn trì hoãn thỏa thuận tới sau cuộc bầu cử năm 2020 và "cầu cho Trump thất bại".

Ảnh: AFP
Ảnh: AFP

Ngoài ra, ông Trump cũng đề cập tới cam kết mua nông sản Mỹ của Trung Quốc, cho rằng việc này nên diễn ra ngay bây giờ, nhưng "không có dấu hiệu" cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện. "Đó là vấn đề với Trung Quốc. Họ không giữ lời", Trump viết.

Cảnh báo của Tổng thống Trump đã gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ, vốn rất nhạy cảm với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến cả 3 chỉ số chính của phố Wall giảm điểm.

Tuy nhiên, mức giảm cũng không quá mạnh khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed kết thúc vào hôm thứ Tư (31/7) với kỳ vọng lớn vào khả năng cơ quan này sẽ đưa ra quyết định giảm lãi suất, nhất là sau khi dữ liệu kinh tế vừa công bố.

Theo đó, chi tiêu và giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 tăng mức vừa phải, lần lượt 0,3% và 0,1% đúng như dự báo, chỉ ra rằng kinh tế tăng trưởng chậm hơn và lạm phát lành tính, ủng hộ cho việc Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 1 thập kỷ.

Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Dow Jones giảm 23,33 điểm (-0,09%), xuống 27.198,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,79 điểm (-0,26%), xuống 3.013,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 19,71 điểm (-0,24%), xuống 8.273,61 điểm.

Tương tự, cảnh báo của ông Trump về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc cũng nhấn chìm chứng khoán châu Âu trong phiên thứ Ba. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chứng khoán khu vực này kể từ phiên bị bán tháo hồi tháng 5.

Kết thúc phiên 30/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 39,84  điểm (-0,52%), xuống 7.646,77 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 270,23 điểm (-2,18%), xuống 12.147,24 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 90,03 điểm (-1,61%), xuống 5.511,07 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường đều đồng loạt phục hồi nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ và kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp kết thúc vào thứ Tư (31/7) này.

Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 92,51 điểm ( 0,43%), lên 21.709,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,33 điểm ( 0,39%), lên 2.952,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 40,09 điểm ( 0,14%), lên 28.146,50 điểm.

Giá vàng tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp kết thúc vào thứ Tư này.

Kết thúc phiên 30/7, giá vàng giao ngay tăng 4,3 USD ( 0,30%), lên 1.430,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 9,3 USD ( 0,65%), lên 1.429,7 USD/ounce.

Tương tự, cũng kỳ vọng vào khả năng Fed giảm lãi suất lần đầu tiên sau 1 thập kỷ, làm tăng kỳ vọng về nhu cầu sử dụng dầu thông giúp giá dầu thô tăng mạnh hơn 2% trong phiên thứ Ba, lên mức cao nhất 2 tuần.

Kết thúc phiên 30/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,18 USD ( 2,03%), lên 58,05 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,01 USD ( 1,56%), lên 64,72 USD/thùng.

T. LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement