Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Đầu tàu kinh tế TP.HCM cần kinh phí 'mua dầu để chạy lại'

Chính sách - Hạ tầng

09/11/2021 17:20

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đầu tàu kinh tế TP.HCM còn nguyên đầu tàu, toa tàu, trưởng lái... nên cần kinh phí mua dầu thì đoàn tàu sẽ chạy lại.

Chiều 9/11, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội bước vào ngày thảo luận thứ hai về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và phòng, chống dịch COVID-19.

Nói về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cho biết, đến tháng 10 địa phương có hơn 430.000 người mắc và khoảng 16.600 người tử vong vì COVID-19. TP.HCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh khi chiếm tới 47% số ca nhiễm và 75% số ca tử vong của cả nước.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Đầu tàu kinh tế TP.HCM cần kinh phí 'mua dầu để chạy lại' - 1

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân. (Ảnh: Quốc hội)

Ông Nhân cho biết thêm, thời gian giãn cách xã hội, toàn TP chỉ có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động (0,7% tổng số doanh nghiệp của TP). “Tức là 99% doanh nghiệp không hoạt động và 99% người lao động bị giảm, mất thu nhập trong 4 tháng”, ông Nhân nói và cho biết dự báo năm 2021, TP.HCM tăng trưởng âm 5%.

Theo ông Nhân, TP.HCM cần hỗ trợ cho 430.000 người mắc bệnh và gia đình của 16.600 người đã chết, để họ phục hồi sức khỏe, tinh thần để tiếp tục mưu sinh, lao động; hỗ trợ, thu hút trở lại 300.000 lao động phải về quê do dịch bệnh, hoặc sớm tìm nguồn bổ sung và cuối cùng là hỗ trợ doanh nghiệp quay lại sản xuất kinh doanh.

Ông Nhân cho rằng, sau gần 4 tháng ngưng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không có thu nhập, không có tiền mua nguyên liệu, vật tư cho giai đoạn sản xuất sắp tới, không có tiền để trả lương cho người lao động khi chưa tiêu thụ sản phẩm, không có tiền để trả tiền điện, tiền nước, trả chi phí vận tải…

Nêu thực trạng này, ông Nhân nhấn mạnh, đoàn tàu kinh tế TP.HCM còn nguyên đầu tàu và các toa tàu và đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa và 92% nhân viên các toa tàu, 8% thì đã về quê.

"Như vậy, cần kinh phí để có thể mua dầu thì đoàn tàu sẽ chạy trở lại, khi tàu trở lại bán được vé, có tiền trả nợ vay'', ông Nhân nói và nêu con số cần tính toán hỗ trợ cho 288.000 doanh nghiệp và 400.000 hộ kinh doanh.

Theo ông Nhân, TP.HCM tuy có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, nhưng bình quân chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp khoảng 41 tỷ đồng, số lao động là 14 người, doanh thu 1 năm là 27 tỷ và thuế 1 năm 830 triệu đồng.

"Vì vậy, chúng tôi dự báo khoảng 20% doanh nghiệp có thể tự khởi động lại không cần hỗ trợ, nhưng 80% cần hỗ trợ vốn của Nhà nước để đủ vốn lưu động. Với mức bình quân khoảng 5 tỷ/doanh nghiệp, 25 triệu trên hộ kinh doanh cá thể, tổng mức vay khoảng 440.000 tỷ đồng thì chúng ta có thể khởi động hầu hết doanh nghiệp này", ông Nhân nói.

Việc hỗ trợ để vay được 940.000 tỷ đồng thông qua việc giảm 3% lãi suất vay thì tốn khoảng 28.200 tỷ đồng, nếu so với số thuế mà các doanh nghiệp này đóng góp hàng năm 277.000 tỷ thì gấp 9,8 lần số tiền chúng ta hỗ trợ.

Do đó, ông Nhân kiến nghị nên dành khoảng 4% GDP để hỗ trợ các doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta đã chi hơn 100.000 tỷ đồng, dự kiến còn 100.000 tỷ đồng, thiếu 100.000 tỷ đồng. Số tiền này có thể có sẵn đó là số tiền trong đầu tư công mà chúng ta chưa dùng hết do điều kiện không cho phép để thực hiện.

"100.000 tỷ này có sẵn, đó là đầu tư công, chúng ta còn chưa dùng hết hơn 100.000 tỷ năm nay. Chúng tôi kiến nghị Quốc hội cho phép chuyển hơn 100.000 tỷ đầu tư công không thể chi hết năm này sang hỗ trợ doanh nghiệp và phòng chống dịch. Như vậy, đoàn tàu kinh tế TP.HCM, Hà Nội, cả nước sẽ được tăng tốc trong thời gian sắp tới", ông Nhân nói. 

HOÀNG THỌ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement