Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Lưu Trung Thái: Tăng vốn góp phần giúp MB tăng tốc

Ngân hàng

25/04/2017 07:00

Phương án tăng vốn điều lệ lên 18.155 tỷ đồng sẽ được Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) sẽ trình cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên 2017 diễn ra vào ngày mai (26/4).

Ông Lưu Trung Thái – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc MB đánh giá, mức tăng này phù hợp với nhu cầu vốn của ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Trong giai đoạn 2017 – 2021, MB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân doanh thu khoảng 20% một năm, lợi nhuận khoảng 15% một năm.

-Trong lúc các đối thủ đang tăng vốn khá mạnh trong năm nay, MB lại chỉ đưa ra mục tiêu tăng vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Vì sao ngân hàng lại đặt ra mục tiêu tăng vốn khá khiếm tốn?

Đến năm 2019, toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chính thức áp dụng quản trị rủi ro theo chuẩn Basel 2, vì vậy, nhu cầu tăng vốn để bảo đảm đáp ứng yêu cầu hệ số an toàn (CAR) sẽ cao.

Có hai phương án tăng vốn: Một là tăng bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi dài hạn, hai là phát hành cổ phiếu. Hai là, các ngân hàng phải cân đối nhu cầu vốn với tốc độ tăng trưởng kinh doanh, sử dụng nguồn vốn dài hạn, và đảm bảo hiệu quả vốn cho cổ đông để chọn mức tăng vốn phù hợp.

Năm nay MB sẽ trình Đại hội cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm 1.028 tỷ đồng, từ 17.127 tỷ lên 18.155 tỷ đồng, là mức tăng phù hợp, đảm bảo hiệu quả cho ngân hàng và lợi ích của cổ đông.

-Nhiều ý kiến cho rằng sau giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ thì thời gian qua MB đang códấu hiệu chữnglại.Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

- Tôi không cho đó là vấn đề quá lớn. Trong kinh doanh, đây là điều bình thường với doanh nghiệp. Những tổ chức tăng trưởng nhanh, có đường đồ thị tăng trưởng trong 5 – 10 năm theo hướng đi lên thẳng không nhiều. Thông thường các tổ chức sẽ có đồ thị hình sin, lúc đi lên, lúc đi xuống.

Trong giai đoạn vừa qua, có thời điểm MB đi ngang, có thời điểm chậm hơn một chút so với đối thủ, nhưng không đi xuống. Vị thế của MB được nâng lên, từ khởi điểm dưới top 10 đã lên trong top5 - 7, có những thời kỳ luôn nằm trong top 5 các ngân thương mại về hiệu quả hoạt động.

Chúng tôi đang nhìn nhận lại để điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong giai đoạn chiến lược mới, với mục tiêu thách thức hơn, định vị MB trong top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh.

-Hình ảnh của ngân hàng được ví như một người đàn ông trung niên, trong khi các nhà băng khác lại như những thanh niên trẻ, phát triển nhanh.Liệu điều này có hạn chế sự tăng tốc của MB không, thưa ông?

- Mỗi giai đoạn cần một chiến lược phù hợp với thị trường ở mỗi thời điểm. Giai đoạn vừa qua MB được gắn với hình ảnh “trung niên” là tốt. Thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động của MB nằm trong top 5 các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chúng tôi đã xây dựng hình ảnh phù hợp với bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới 2017 – 2021, chúng tôi sẽ đổi mới hình ảnh trẻ trung, sáng tạo hơn để phù hợp và hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ.

MB tự hào có những nhân sự gắn bó lâu dài. Chúng tôi cũng sẽ cần thêm nhân nhiều nhân sự trẻ, năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Do vậy, chúng tôi cũng đặt ra những thay đổi để hiểu các bạn trẻ hơn, giúp nguồn lực MB tạo thành một thể thống nhất cùng tiến bước. Sự thay đổi từ nội tại, sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi ở bên ngoài, thu hút khách hàng đa dạng và tốt hơn.

- MB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20% trong năm 2017 phải chăng vì mục đích rút ngắn thời gian “đi ngang” của mình?

- Như tôi đã đề cập, trên thực tế ngân hàng vẫn tăng trưởng. Năm 2016, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 3.711 tỷ đồng, tăng 17,8% so với 2015… cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân thị trường.

Năm 2017, chúng tôi đặt mục tiêu tăng lợi nhuận hợp nhất là 4.532 tỷ đồng, riêng hoạt động ngân hàng là 4.300 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, chúng tôi sẽ có những thay đổi trong phương thức kinh doanh. MB sẽ chuyển dịch mạnh mẽ sang mảng bán lẻ, gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự kiến chiếm 70% doanh thu của ngân hàng.

Bên cạnh đó, chúng tôi đang có những tệp khách hàng cá nhân từ các đối tác chiến lược nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Vì thế, một trong những mục tiêu thời gian tới là sẽ tăng khả năng khai thác khách hàng từ nguồn này để tăng thu.

Về mặt thu dịch vụ, nếu so sánh với các đối thủ, phần thu dịch vụ của MB chưa cao nhất, nên có dư địa để tăng trưởng. Ở mảng này, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tiện ích cao cho khách hàng.

- Hiện khá nhiều ngân hàng “dồn lực” phát triển mảng tài chính tiêu dùng và coi đây là mảng đóng góp nguồn thu lớn. MB dù đã có công ty tài chính tiêu dùng, song vẫn đang khá im ắng trong phát triển dịch vụ này?

- Năm 2016 MB triển khai hợp tác liên doanh với đối tác Nhật Bản thành lập Công ty Tài chính tiêu dùng MB (MCredit). Đối tác này có 50 năm kinh nghiệm và đứng trong top 3 về cho vay tiêu dùng tại Nhật Bản. Chúng tôi sẽ tận dụng được những thế mạnh của đối tác để ứng dụng vào mô hình kinh doanh của công ty. MCredit có mô hình kinh doanh tương đối độc lập với ngân hàng, hướng tới khách hàng trẻ, có tiềm năng về chi trả trong tương lai.

Tại Việt Nam, room tăng trưởng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng rất lớn, tốc độ tăng trưởng 25 - 40% mỗi năm, quy mô thị trường vào khoảng 25 tỷ USD. Hiện chỉ có 2 nhà cung cấp lớn tham gia, vì thế thị trường vẫn đủ quy mô cho sự tham gia của vài nhà cung cấp nữa.

Trong giai đoạn đầu chúng tôi tập trung kiểm nghiệm mô hình, không gây sức ép tăng trưởng nóng cho công ty. MB đặt mục tiêu giảm chi phí hoạt động, từ đó giúp khách hàng có chi phí thấp hơn. Do đặc điểm rủi ro cao nên chi phí cho vay trong lĩnh vực này cũng cao hơn. MB tin tưởng sẽ quản lý được chi phí rủi ro nhờ sự hỗ trợ của đối tác Nhật, từ đó giúp khách hàng tiếp cận được lãi suất thấp hơn.

Trong 5 năm tới, chúng tôi đặt mục tiêu các công ty thành viên sẽ đóng góp 20% vào tổng lợi nhuận ngân hàng, trong đó, riêng MCredit khoảng 5 – 7%.

- Như đã đề cập, MB đang bị một số nhà băng vượt qua về lợi nhuận, ông có thấy áp lực khi được trao trọng trách giữ “ghế nóng” ngân hàng?

- Điều hành MB đối với tôi là vinh dự. Tôi đã làm việc tại ngân hàng hơn 20 năm qua. Là thế hệ thứ hai được giao trọng trách là Tổng giám đốc, với sự ủng hộ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, cũng như cán bộ nhân viên, cổ đông, đối tác và khách hàng. Tôi không gặp sức ép lớn trong điều hành. Việc đặt ra yêu cầu đổi mới, tăng trưởng cao của ngân hàng giai đoạn tới là tất yếu của cổ đông, thị trường. Ngân hàng không thể đi ngang trong thời gian dài mà phải khắc phục điểm yếu này để thay đổi, tăng tốc.

Tôi cũng đặt ra lộ trình cụ thể để hiệu quả ngân hàng tăng lên bằng các hình thức, gồm quy mô hợp lý so với thị trường; tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng hiệu quả cho cổ đông. Thời gian tới chắc chắn MB sẽ có những thay đổi hình ảnh linh hoạt, năng động và sáng tạo hơn, để thu hút và hấp dẫn đa dạng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ.

NGUYỄN HOÀI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement