Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Dương Công Minh chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT Sacombank

Ngân hàng

30/06/2017 09:00

Đại hội cổ đông thường niên 2017 của Sacombank vừa kết thúc đầu giờ chiều nay đã bầu ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

HĐQT nhiệm kỳ mới đã bầu ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT. Phát biểu sau khi đắc cử Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh cảm ơn sự tín nhiệm của cổ đông.

Ông Minh cho rằng, việc sát nhập Southernbank vào Sacombank có một số khó khăn nhưng đã giúp Sacombank trởthành ngân hàng có mạng lưới, số lượng phòng giao dịch lớn thứ 3 cả nước. Thay mặt HĐQT, ông Minh cảm ơn khách hàng đã đồng hành, ủng hộ Sacombank trong thời gian qua. Việc tái cơ cấu Sacombank là việc lâu dài.

Ông nói "Đề án tái cơ cấu Sacombank đã được NHNN duyệt trong 10 năm nhưng chúng tôi sẽ thực hiện trong 5 năm". Ông Minh cho biếtSacombank sẽ thực hiện bốn nhiệm vụ lớn từ2016-2021 làtái cấu trúc lại hệ thống, thúc đẩy kinh doanh, giải quyết nợ xấu vàquản trị tốt chi phí để tăng lợi nhuận

Các ông Kiều Hữu Dũng và Nguyễn Xuân Vũ làm Phó Chủ tịch HĐQT.Bà Lê Thị Hoa là hành viên Hội đồng quản trị độc lập. Ông Trần Minh Triết là Trưởng ban kiểm soát

HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới của Sacombank

13g20: Ban Kiểm phiếu đã công bố kết quả bầu HĐQT. Theo đó ông Dương Công Minh với hơn 3 triệu phiếu bầu đã trúng cử.

Các ông Nguyễn Miên Tuấn, Kiều Hữu Dũng, Nguyễn Xuân Vũ, Phạm Văn Phong cũngđược bầu vào HĐQT Sacombank.
Các ông, bà Hà Tôn Trung Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lê Văn Tòng, Trần Minh Triết trúng cửlàmthành viên Ban Kiểm soát Sacombank
12h10:Một cổ đông hỏi trực tiếp ông Kiều Hữu Dũng, tôi nghe nói ông Đặng Văn Thành có ý định muốn quay lại với “ngôi nhà chung Sacombank của chúng tôi”. Tôi đề nghị ông Dũng giải thích vì sao ông Thành không quay lại, có bị trở ngại gì không?
“Hồi xưa, tôi rất tự hào khi mình là cổ đông của Sacombank, còn bây giờ thì tôi xấu hổ lắm khi nghe người ta nhắc đến Sacombank. Tôi mong muốn ông Thành quay về vì dù gì ông Thành cũng là cha đẻ của Sacombank, sẽ biết lo lắng thực sự cho Sacombank. Còn ông Trầm Bê thì chỉ phá hoại thôi, cổ đông chúng tôi xin nhắn gửi đến ông Trầm Bê rằng, ông đến Sacombank thì hoành tráng lắm mà sao ra đi lại không một lời chào hỏi cổ đông chúng tôi vậy?”, cổ đông này nói.
Một cổ đông khác đặt ra hàng loạt vấn đề, nếu ông Dương Công Minh vào Sacombank thì liệu có vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân xảy ra hay không vì rõ ràng thời gian qua việc ông Minh đầu tư sân Golf Tân Sân Nhất chắc chắn cũng phải có lợi ích nào đó?
“Ngoài ra, tôi cũng đề nghị NHNN phải xem xét trách nhiệm cá nhân của ông Trầm Bê chứ không thể cứ bỏ qua như thế”, cổ đông này ý kiến.
11h38 phút, một cổ đông nam đứng lên ý kiến đề nghị chủ tọa đoàn mạnh dạn cắtý kiến của những cổ đông nói lan man. Theo cổ đông này, điều quan trọng của Sacombank lúc này là bàn về nhiều vấn đề như cơ cấu lãnh đạo, về tái cơ cấu, xử lý nợ xấuchứ không phải là lúc để nói về sân golf.
11h 44 phút, một cổ đông lại trực tiếp chất vấn Ngân hàng Nhà nước dựa vào điều luật nào để buộc Sacombank phải gánh lấy Ngân hàng Phương Nam? Tại sao một ngân hàng thua lỗ không cho phá sản đi mà lại bắt một ngân hàng đang phát triển mạnh như Sacombank phải gánh dẫn đến tình trạng... chết chùm
Ông Kiều Hữu Dũng thay mặt Hội đồng quản trị xin lỗi cổ đông vì ngân hàng hoạt động không hiệu quả, làm quyền lợi cổ đông bị ảnh hưởng.Ông Dũng cho rằng, sự bổ sung của ông Dương Công Minh vào Hội đồng quản trị sẽ đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Hỗ trợ, xử lý tốt hơn nợ xấu. Thị trường bất động sản gần đây tốt hơn, mà ông Minh có kinh nghiệm làm bất động sản. Tôi tin rằng, cuối nhiệm kỳ vào năm 2021, cổ phiếu của quý cổ đông sẽ tốt hơn.

Một cổ đông ủng hộ bầu ông Dương Công Minh vào HĐQT

Đại diện Sacombank trả lời chất vấn của cổ đông

10h30: Sau khi Sacombank thông qua danh sách này, một cổ đông đã đứng lên phản ứng.Theo cổ đông này, ông Dương Công Minh đang dính “lình xình” liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất, việc đưa ông này vào danh sách ứng viên HĐQT, thậm chí tranh “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT sẽ ảnh hưởng đến Sacombank trong thời gian tới.

“Tôi đề nghị NHNN xem xét, các cổ đông cũng cân nhắc kỹ trước khi bầu ông Minh vào ghế nóng Sacombank bởi trong tương lai không thể nói trước ông Minh có bị ảnh hưởng gì không bởi dự án sân bay Tân Sơn Nhất”, cổ đông này nói.

Đại hội càng căng thẳng hơn khi một cổ đông nữ khác đứng lên ý kiến, tại sao hôm nay không có ông Trần Bê, ông này phá hoại Sacombank như vậy tại sao lại vắng mặt?

“Tôi đề nghị phải mời ông Trầm Bê đến, đồng thời cũng phải làm rõ trách nhiệm tại sao lại sát nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank? Cổ đông chúng tôi không đồng ý, tại sao bây giờ nợ xấu, thua lỗ lại do cổ đông chúng tôi è cổ chịu thiệt hại?”, cổ đông này lớn tiếng, dù chủ tọa giải thích ông Trần Bê đã ủy quyền toàn bộ cho NHNN.
Nhiều cổ đông khác tiếp tục chất vấn về vai trò của ông Trầm Bê khi sát nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank khiến đại hội gần như vợ trận. Một cổ đông khác đặt vấn đề khiến phía Sacombank và cả NHNN không thể trả lời được.
Theo cổ đông này chất vấn thì “Ai là người chống lưng cho ông Trầm Bê sát nhập Ngân hàng Phương Nam và Sacombank? Cổ đông chúng tôi đâu có đồng ý mà tại sao lại sát nhập? Ngân hàng Nhà nước có vai trò gì?...

Một trong các cổ đông, chất vấn về sự vắng mặt của Trầm Bê tại ĐHCĐ Sacombank.
10h10: ĐH công bố danh sách ứng cử vào HĐQT và Ban kiểm soát
Danh sách ứng viên Hội đồng quản trị bầu cho nhiệm kỳ 2017-2022 của Sacombank gồm 6 thành viên: Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Him Lam. Ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đương nhiệm.
Ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đương nhiệm. Ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank. Ông Phạm Văn Phong, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đắc Lắc. Bà Lê Thị Hoa, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Bốn nhân sự dự kiến cho Ban kiểm soát gồm: Ông Trần Minh Triết, Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh Bình Tây. Bà Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban kiểm soát Sacombank đương nhiệm. Ông Lê Văn Tòng, Thành viên Ban kiểm soát Sacombank đương nhiệm. Ông Hà Tôn Trung Hạnh, Phó Tổng giám đốc Sacombank
10h: Ông Lê Văn Tòng, Thành viên Ban kiểm soát Sacombank đương nhiệm đọc báo cáo
Theo đó vấn đề chính của đề án tái cơ cấu đã được ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho Sacombank là khoanh lãi dự thu từ 2015, trích lập dự phòng và bán nợ cho VAMC, xử lý tài sản cấn trừ nợ và được phân bổ theo năng lực tài chính của Ngân hàng...
Sacombank hoàn toàn có thể xử lý được nợ xấu với điều kiện có thời gian và cơ chế hỗ trợ. Phương án thận trọng Sacombank trình ngân hàng Nhà nước phê duyệt là 10 năm, từ 2015-2025. Tuy nhiên, nội bộ ngân hàng này đặt mục tiêu rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề cơ bản xuống còn 3-5 năm.
Về hoạt động của các công ty con trong năm 2016, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 141 tỉ đồng, trong đó chỉ duy nhất Công ty vàng bạc đá quý (SBJ) do vẫn tập trung tái cấu trúc nên vẫn còn lỗ lỗ. Cụ thể, trong năm 2015 SBJ lỗ 10,1 tỷ đồng và năm 2016 lỗ 8,1 tỷ đồng.
Các công ty con còn lại đều ghi nhận các khoản lãi khả quan như Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (SBA) lãi 67,5 tỉ đồng. Công ty cho thuê tài chính (SBL) lãi 79,5 tỉ đồng. Công ty kiều hối (SBR) lãi 2,4 tỷ. Sacombank Lào 0,89 triệu USD, Sacombank Cambodia Plc 1,85 triệu USD. Bước sang năm 2017, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỉ đồng, tăng 276% so với thực hiện năm 2016.
Tổng tài sản dự kiến tăng 16% lên 384.600 tỉ đồng. Huy động vốn, dư nợ tín dụng kế hoạch lần lượt tăng trưởng 17% và 19%, đạt 356.100 tỉ đồng và 235.500 tỉ đồng.
Sacombank cũng trình cổ đông tái xác nhận chủ trương lập các công ty trong giai đoạn 2017-2020 như: Công ty tài chính trực thuộc Sacombank với vốn điều lệ 500 tỉ đồng, Công ty bảo hiểm nhân thọ liên doanh đối tác nước ngoài với vốn góp 500 tỉ đồng, mua lại hoặc lập mới Công ty bảo hiểm phi nhân thọ với vốn đầu tư 300 tỉ đồng.

1. Ông Kiều Hữu Dũng

Ông Kiều Hữu Dũng sinh năm 1967. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế. Ông có nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng trong đó, từng công tác và giữ nhiều chức vụ quan trọng như cán bộ Vụ hợp tác Quốc tế, NHNN; đại diện cho NHNN tại Ngân hàng phát triển châu Á; Vụ trưởng các ngân hàng, NHNN...

Hiện, ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT Sacombank và Chủ tịch HDDQT CTCP khu du lịch Champarama.

2. Ông Dương Công Minh

Ông Dương Công Minh sinh năm 1961. Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

Ông từng là sỹ quan công ty XNK Bộ Quốc phòng. Từ năm 1997 đến nay, ông làm Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam. Từ năm 2008-6/2017, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.

Hiện nay, ngoài làm Chủ tịch HĐQT Him Lam, ông Minh còn làm Chủ tịch HĐQT của 3 công ty khác là CTCP Dụng cụ thể thao Bảo Long; CTCP phát triển Xín Mần, CTCP Chứng khoán Liên Việt.

3. Ông Phạm Văn Phong

Ông Phạm Văn Phong sinh năm 1962. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Ông Phong có nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng. Ông hiện đang là Bí thư Đảng bộ - Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đak Lak.

4. Ông Nguyễn Miên Tuấn

Ông Nguyễn Miên Tuấn sinh năm 1977. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế.

Ông Tuấn hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt, thành viên HĐQT CTCP Pymepharco.

5. Ông Nguyễn Xuân Vũ

Ông Nguyễn Xuân Vũ sinh năm 1981. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ tài chính ngân hàng

Ông Vũ hiện đang là Phó Tổng giám đốc Sacombank

6. Bà Lê Thị Hoa - ứng cử Thành viên HĐQT độc lập

Bà Lê Thị Hoa sinh năm 1961. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế.

Bà Hoa hiện là thành viên HĐQT Vietcombank.

9h15:Ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đương nhiệm đọc báo cáo hoạt động của các hội đồng, ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị trong năm 2015-2016, báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2011-2015 và định hướng nhiệm kỳ 2017-2020.

Theo đó, giai đoạn 2011-2015 Sacombank có tốc độ tăng trưởng khá và cao hơn ngành, tổng tài sản tăng bình quân 12,4%/năm, tổng huy động tăng 15,6%/năm, tổng tín dụng tăng 16,7%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 8%/năm.

Báo cáo của Sacombank cho thấy, ngày 11/7/2015, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam sát nhập vào Sacombank. Sau hơn một năm sáp nhập, do phải giải quyết những yếu tố tồn đọng trước đây của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam nên hiệu quả kinh doanh của Sacombank chưa đạt như kỳ vọng.

Trong năm 2016, Sacombank chỉ đạt lợi nhuận 156 tỉ đồng. Tổng tài sản đạt 329.187 tỉ đồng, tăng 13,4% so đầu năm. Vốn tự có đạt 19.120 tỉ đồng với vốn cấp một đạt 16.632 tỉ đồng, vốn cấp 2 đạt 2.488 tỉ đồng.

Vốn chủ sở hữu đạt 21.752 tỉ đồng, tăng 0,4% so với đầu năm. Sacombank đã kéo giảm thành công lãi suất tại các đơn vị mới sáp nhập xuống ngang bằng với mặt bằng lãi suất chung từ 6,15% xuống 5,77%, tiếp tục tăng trưởng bền vững nguồn vốn đảm bảo thanh khoản để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của khách hàng.

Đến ngày 31/12/2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 302.806 tỉ đồng, tăng 14,4% so với đầu năm. Mục tiêu của giai đoạn tới của Sacombank là giải quyết nhanh nợ xấu, trong vòng ba năm phải giải quyết căn bản từ 65%-75% nợ xấu mà Sacombank đã và sẽ bán cho VAMC.

Cơ cấu và lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo trong vòng ba năm đầu tiên sau khi sáp nhập phải đưa thu lãi thuần quay trở về mức như trước khi sáp nhập để tạo ra nguồn lợi nhuận đủ để đáp ứng cho quá trình tích tụ tài chính.

Xây dựng mô hình hoạt động hướng đến chuẩn mực quốc tế và xuyên suốt theo định hướng thống nhất về cơ cấu tổ chức, tập trung về quản lý, phân cấp về điều hành, đặc biệt tinh gọn bộ máy và đảm bảo ba luồng: Kinh doanh-hỗ trợ-giám sát. Tiến đến áp dụng chuẩn mực Basel II theo thông lệ quốc tế tiên tiến hiện nay.

Riêng trong năm 2017, Sacombank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản 16%, vốn chủ sở hữu tăng 2%, dự nợ tín dụng tăng 19%, cho vay khách hàng tăng 18%. Riêng tỉ lệ nợ xấu giảm 1%.

Ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đương nhiệm đọc báo cáo

Đại hội lần này cũng làđại hội gộp cho hai niên đội tài chính 2015 và 2016 do năm 2016 vừa qua, Sacombank đã không tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất tại Đại hội cổ đông Sacombank năm nay là việc bầu cử sáu ứng viên vào Hội đồng quản trị và bốn ứng viên vào ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021.

Có 461 cổ đông tham dự Đại hội cổ đông của Sacombank

Đến dự Đại hội cổ đông Sacombank hôm nay có ông Nguyễn Phước Thanh-Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Hưng-Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Dũng-Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, đại diện của VAMC...

Tính đến lúc 8h30, có 461 cổ đông tham dự Đại hội, chiếm tỉ lệ 83,478% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông thường niên 2017 có đủ điều kiện tiến hành.

Danh sách nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2021

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement