Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Đoàn Ngọc Hải tặng lại Huân chương, đúng hay sai?

Lối sống

19/04/2021 08:25

“Pháp luật không cấm việc cá nhân, tập thể được khen thưởng tặng, cho hiện vật khen thưởng. Tuy nhiên, nếu mang vật phẩm khen thưởng đi bán, đổi lấy tiền thì hành vi này là tầm thường hóa giá trị khen thưởng”.

Vừa qua trên trang Facebook cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải viết: "Tôi đến gặp em ruột của bạn Nguyễn Thành Văn tiếp nhận 850 triệu đồng để ủng hộ đồng bào nghèo. Cụ thể là em Nguyễn Thành Văn chung sức với nghệ sĩ hài Việt Hương mua 1 chiếc xe cứu thương loại tốt để tôi phục vụ cho đồng bào nghèo.

Theo đó, sau khi ông Đoàn Ngọc Hải tiếp nhận số tiền trên từ anh Văn ủng hộ đồng bào nghèo, ông đã lấy tấm Huân chương Lao động hạng Ba của mình trao tặng lại anh Văn để tỏ lòng cảm ơn và khuyến khích những người có nghĩa cử cao đẹp vì người nghèo.

“Để tri ân tấm lòng của em Nguyễn Thành Văn, tôi đã tặng em tấm Huân chương Lao động hạng Ba của cá nhân tôi mà tôi đã gìn giữ rất kỹ suốt 7 năm nay. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước tặng tôi năm 2014. Trân trọng cảm ơn em, một nghĩa cử cao đẹp", ông Hải chia sẻ.

Sau khi dòng trạng thái của ông Hải đưa lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Có nhiều bình luận ủng hộ việc trao tặng lại Huân chương của ông Đoàn Ngọc Hải. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít những ý kiến cho rằng hành động này là không đúng.

Hành động của ông Đoàn Ngọc Hải là “độc, lạ” nên việc gây ra những tranh cãi, quan điểm khác nhau trong dư luận xã hội là bình thường bởi mỗi con người sẽ có những quan điểm, lối sống khác nhau và tùy vào góc nhìn của mỗi người.

Trong xã hội thời nào cũng luôn có nhiều người thể hiện “tâm bi”, sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không toan tính, theo quan niệm truyền thống đạo đức của người Việt Nam là “lá lành đùm lá rách”. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được gìn giữ từ bao đời. Đặc biệt là mỗi khi đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt hay gặp những hoàn cảnh éo le thì đại bộ phận người dân Việt Nam lại phát lòng hảo tâm, của tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ người gặp thiên tai hoạn nạn này, những thời điểm này tinh thần đoàn kết, lòng hảo tâm lại được khơi dậy, đề cao hơn bao giờ hết.

Ngoài hoạt động từ thiện, thiện nguyện theo phong trào, vào từng thời điểm cụ thể thì trong xã hội cũng xuất hiện những người dành toàn tâm, toàn ý vào hoạt động thiện nguyện. Nhiều người không phải thực hiện nghĩa vụ phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già theo truyền thống đạo đức.

doan-ngoc-hai-1618714418370.jpeg
Ông Đoàn Ngọc Hải trao tặng tấm Huân chương Lao động hạng Ba của mình cho người khác.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, trong vụ việc tặng Huân chương lao động để lấy về số tiền hơn 800.000.000 đồng cần phải xem xét ở hai góc độ: “quà tặng” hay là một sự “mua bán”.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản”. Chủ sở hữu tài sản sẽ có 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, trong đó quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản...

Huân chương lao động là “vật”, có thể cầm nắm, cảm nhận được tuy nhiên nó là vật, là văn bản ghi nhận công lao thành tích của cá nhân đối với đất nước, với xã hội, bản thân nó không có giá trị sử dụng (Khai thác công dụng của cái huân chương đó không thể tương xứng với giá trị, công sức mà cá nhân đã bỏ ra đối với xã hội), hay nói cách khác là không thể khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ cái huân chương này nên không thể xác định đây là tài sản và cũng không có giá cả trên thị trường.

Theo ông Cường, Huân chương là “tài sản vô giá” chứ không thể coi là một tài sản theo cách hiểu thông thường. Người có được Huân chương một cách chính đáng, xứng đáng thì luôn tự hào về nó, đó là danh dự nên sẽ không bao giờ mang bán đổi bởi bất cứ giá trị nào, bởi đó là thứ vô giá.

Nếu ai đó mang huân chương, bằng cấp, thành tích trong quá khứ của mình đi “bán đổi” để lấy một giá trị vật chất cụ thể thì điều đó là gây tranh cãi. Dù bất cứ mục đích của việc này là gì thì người đã mang những thứ vô giá đó để quy đổi ra giá trị cũng là một việc làm “bất thường”.

“Mua bán” khác với “tặng cho” ở chỗ mua bán là một sự trao đổi (có đi có lại), định giá bằng giá trị, có sự trao đổi ngang giá bằng tiền hoặc một vật ngang giá theo quy luật thị trường, theo thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên. Còn tặng cho thì không sử dụng vật ngang giá, không theo quy luật thị trường, không có sự thỏa thuận nào khác trước đó giữa các bên...

Luật sư Cường giải thích, Huân chương Lao động là thành tích theo Luật Thi đua khen thưởng, là giá trị mà nhiều người lao động chân chính muốn có, là thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước đối với công dân ưu tú.

“Nếu ai cũng mang bằng cấp, huân chương, huy chương đi bán, trao đổi để lấy tiền thì hành vi của người này có thể xúc phạm đến thành tích, danh dự của người khác, làm tầm thường hóa những giá trị đáng trân trọng tự hào, vô giá”, ông Cườn nói.

Bởi vậy, nếu ông Hải đem huân chương lao động ra để bán lấy tiền mang đi từ thiện là việc làm lạ, chưa phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên nếu là “tặng cho, kỷ niệm” thì điều này có thể chấp nhận được vì mục đích nhân đạo.

Nếu như ông Hải không đưa ra hứa hẹn cam kết từ trước với nội dung: Một nhà hảo tâm tặng tiền cho ông Hải để làm từ thiện, đổi lại ông Hải tặng lại những món quà quý giá nhất của ông cho họ để làm kỷ niệm thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu ông Hải mang Huân chương lao động ra để “giao bán”, mặc cả giá thành tiền từ trước, ai bỏ số tiền cụ thể ra thì ông Hải sẽ đổi lại cái huân chương đó thì nội dung này mặc dù pháp luật chưa có quy định cấm cụ thể nhưng về mặt đạo đức xã hội là chưa phù hợp.

Theo Điều 88 Luật Thi đua Khen thưởng 2003 quy định: “Cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng”.

Khoản 2, Điều 77, Nghị định 91/2017 hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng 2003 quy định: “Cá nhân, tập thể được khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”.

Như vậy, pháp luật không cấm việc cá nhân, tập thể được khen thưởng tặng, cho hiện vật khen thưởng. Tuy nhiên, nếu mang vật phẩm khen thưởng đi bán, đổi lấy tiền thì hành vi này là tầm thường hóa giá trị khen thưởng. Với người này, bằng uy tín, vị trí của họ hoặc do cao hứng của người mua thì bán được tiền. Người khác vào thời điểm khác, vị trí khác thì bán được ít tiền. Thậm chí có những người mang bán Huân huy chương sẽ chẳng ai mua.

“Nếu như ai cũng mang huân huy chương ra chợ bán hoặc rao bán trên mạng xã hội trở thành trào lưu thì điều đó vô cùng tệ hại, có người sẽ không bán được tiền bị ế thì đó sẽ là điều sỉ nhục với bản thân họ, làm giảm uy tín của cơ quan tổ chức đã trao huy chương, huân chương cho họ, gây ra những dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước. Bởi vậy, cần phải sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể hoặc có những biện pháp tuyên truyền để sự việc này không trở thành một trào lưu trong xã hội...”, luật sư Cường cho biết thêm.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement