Ngày 26/1, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Antony Blinken làm tân Ngoại trưởng Mỹ với 78 phiếu thuận và 22 phiếu chống.
Advertisement
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông Blinken, 58 tuổi, chủ trương đối ngoại trung dung, và được Thượng viện phê chuẩn với số phiếu 78 - 22 sau phiên chất vấn không quá gay gắt, theo New York Times.</p>
<figure><img alt="de-cu-cua-tong-thong-biden-duoc-thuong-vien-thong-qua-tan-ngoai-truong-my-chuan-bi-tuyen-the(1).jpg" data-height="486" data-src="https://cc.1cdn.vn/2021/01/27/de-cu-cua-tong-thong-biden-duoc-thuong-vien-thong-qua-tan-ngoai-truong-my-chuan-bi-tuyen-the(1).jpg" data-width="864" src="https://cc.1cdn.vn/2021/01/27/de-cu-cua-tong-thong-biden-duoc-thuong-vien-thong-qua-tan-ngoai-truong-my-chuan-bi-tuyen-the(1).jpg" />
<figcaption>Thượng viện bỏ phiếu thông qua đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Antony Blinken làm tân Ngoại trưởng Mỹ với 78 phiếu thuận và 22 phiếu chống. Ảnh: Anadolu</figcaption>
</figure>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông Blinken từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao trong chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama, được đánh giá là chuyên gia kỳ cựu về chính sách đối ngoại, đồng thời là quan chức thân cận với Tổng thống Joe Biden, theo TGVN.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Chính trị gia gạo cội này đã làm việc cùng ông Biden gần 20 năm, trong đó có thời gian dài giữ chức cố vấn hàng đầu tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và sau này là Cố vấn An ninh quốc gia cho ông Biden khi ông làm Phó Tổng thống.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Tại vị trí trên, ông Blinken đã góp phần đưa ra nhiều chính sách đối phó với tình hình chính trị đầy biến động và bất ổn tại Trung Đông.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Trong phiên điều trần trước đó tại Thượng viện, ông Blinken đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác với Quốc hội, duy trì Đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem và đối mặt với một loạt điểm nóng về chính sách đối ngoại bao gồm Trung Đông, Trung Quốc và Nga, theo Zing.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Vị cố vấn lâu năm của ông Biden trước đó đã cho biết sẽ đảo ngược một số chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Trump.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Đáng chú ý, ông Blinken nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trong phiên điều trần vào tuần trước rằng ông Trump “đã đúng” khi có giọng điệu cứng rắn với Trung Quốc, và định hướng đó nhiều khả năng sẽ được duy trì.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">“Tôi rất không đồng ý với cách mà ông ta (Trump) thực hiện một số mảng, nhưng nguyên tắc cơ bản là đúng”, ông Blinken nói. “Tôi nghĩ điều đó thật ra có thể hữu ích cho chính sách đối ngoại của chúng tôi”.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông Blinken cho biết ở chừng mực nhất định, ông sẵn sàng tái tham gia hiệp định hạt nhân Iran - điều mà ông Trump từ bỏ.</p>
<figure><img alt="z2299709415944_b7146530a67e7c6e54a959d5bdc4d32d.jpg" data-height="528" data-src="https://cc.1cdn.vn/2021/01/27/z2299709415944_b7146530a67e7c6e54a959d5bdc4d32d.jpg" data-width="660" src="https://cc.1cdn.vn/2021/01/27/z2299709415944_b7146530a67e7c6e54a959d5bdc4d32d.jpg" />
<figcaption>Ông Antony Blinken tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi được Thượng viện phê chuẩn để trở thành ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Facebook BNG Mỹ.</figcaption>
</figure>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông hứa sẽ cứng rắn hơn đối với Nga sau các cáo buộc tấn công mạng chính phủ Mỹ và can thiệp bầu cử Mỹ, và cho biết sẽ rà soát lại chính sách đối với Triều Tiên.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông từng nói Triều Tiên là “một vấn đề mà vẫn chưa cải thiện. Trên thực tế, còn tệ đi”. Những lập trường trên đều khác so với thời Trump.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông Blinken thừa hưởng một Bộ Ngoại giao mà trong đó, tinh thần làm việc của đội ngũ đã đi xuống, do số lượng nhân sự bị cắt giảm mạnh thời Trump. Nhân lực của Bộ Ngoại giao đã giảm 1.000 người so với khi ông Blinken rời bộ này năm 2017.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông từng nói với các thượng nghị sĩ rằng ông sẽ ưu tiên sự đa dạng và đa văn hóa trong đội ngũ ngoại giao, và coi đây là “thước đo đáng kể khi đánh giá tôi thành công hay thất bại”. Đây là sự khác biệt lớn so với người tiền nhiệm Mike Pompeo, người từng phê phán sự đa dạng văn hóa và nói nước Mỹ không phải như vậy.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Khác người tiền nhiệm Pompeo vốn thường có giọng điệu gay gắt, ông Blinken là một chiến lược gia lịch thiệp, lớn lên ở New York và Paris, là con và cháu của các đại sứ Mỹ.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Ông Blinken cũng mới làm cha. Ông và vợ, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, có hai con nhỏ ở nhà. Ông sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên trong thời hiện đại nuôi con ở tuổi chập chững ngay trong nhiệm kỳ.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">Với việc thông qua này, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ có thể tuyên thệ nhậm chức vào cuối ngày 26/1 (tức sáng 27/1 giờ Việt Nam). Đây là một trong những vị trí an ninh quốc gia quan trọng nhất trong chính phủ và đứng thứ 4 trong hàng kế nhiệm của tổng thống.</p>
<p data-mce-style="text-align: justify;">(Tổng hợp)</p>