Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ôm mộng lương tháng hơn chục triệu khi xin việc, ai tuyển?

Dân sinh

12/02/2017 07:46

Theo các chuyên gia, nhiều bạn trẻ hiện nay ngộ nhận rằng có bằng cấp, tốt nghiệp trường uy tín thì phải được trả mức lương cao, được tuyển vào vị trí quản lý.

Một người làm trong lĩnh vực truyền thôngcho rằng 99/100 bạn trẻ đi phỏng vấn xin việc đều “chém” câu: "Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!".

Một sinh viên năm cuối Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nêu ý kiến: “Nếu mới ra trường, chưa có kinh nghiệm mà đòi hỏi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có lương cao, vị trí tốt thì đúng là ảo tưởng sức mạnh”.

Các bạn trẻ tìm việc tại sàn giao dịch việc làm do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Ảnh: Minh Đức

Ngộ nhận về bằng cấp

Theo ông Phạm Ngọc Hưng - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, phần lớn các bạn trẻ tốt nghiệp đại học thường nghĩ mình rất giỏi.

Do đókhi xin việc, họ đòi hỏi mức lương và đãi ngộ lớn, nhưng khi làm việc thì sự đóng góp của họ cho doanh nghiệp lại không đáng kể, kỹ năng làm việc rất yếu. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại nhân viên tối thiểu 2 năm.

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình - giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp TP.HCM - cho biết: hiện nay, một số bạn trẻ đã bớt ngộ nhận về bằng cấp, các bạn đã hiểu được thời điểm này doanh nghiệp ít quan tâm bằng cấp, mà quan tâm khả năng làm được việc của bạn. Tuy nhiên, đáng buồn là nhiều bạn vẫn còn cho rằng bằng đại học, cao học là tất cả.

“Nhiều bạn ngộ nhận là những gì các bạn học được ở trường sẽ sử dụng tốt ở môi trường doanh nghiệp. Do đó, các bạn yêu cầu phải được hưởng lương cao nếu các bạn đạt bằng loại tốt, giỏi. Các bạn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng điều này điều khác, các bạn bị ảo tưởng quá nhiều về tương lai mà không biết rằng những kiến thức nhà trường dạy hiện nay còn nghiêng về lý thuyết, các bạn quên câu hỏi doanh nghiệp đòi hỏi các bạn điều gì và bạn phải đáp ứng doanh nghiệp ra sao?” -ông Bình nhấn mạnh.

Muốn lương cao, phải có kinh nghiệm

Ảnh minh họa: itsolutions.com.au

Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho rằngbạn trẻ muốn chuyên nghiệp, lương cao nhưng doanh nghiệp lại muốn tuyển dụng người có tinh thần kỷ luật, biết tương tác, biết lắng nghe.

Các bạn cho rằng mình có thể làm những điều vĩ đại, trong khi cuộc sống để làm được những điều to lớn thì phải biết làm từ những điều nhỏ nhất. Đó là lý do người ta khuyến khích sinh viên trong quá trình học phải đi làm thêm, phải hoạt động xã hội, tình nguyện… để nhìn cuộc sống đa chiều hơn.

“Bất kỳ việc làm nào cũng phải phấn đấu từ thấp đến cao và phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở đây có thể là thời gian làm việc lâu năm hoặc là kinh nghiệm tiếp cận vấn đề, kinh nghiệm trong tương tác, ứng xử.

Nếu các bạn từng làm thêm hoặc từng rèn luyện những kỹ năng này khi còn đi học thì sẽ rất dễ tìm được công việc phù hợp. Bạn trẻ phải xác định được mục đích tìm việc làm là gì, có phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển được hay không” -ông Tuấn chia sẻ.

Ông Phạm Ngọc Hưng cho rằng sinh viên mới tốt nghiệp chỉ được xem như mới được “xóa mù chữ” về chuyên ngành. Muốn vào nghề, bạn trẻ phải tập trung học hỏi, có định hướngrèn luyện những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp.

Nhảy việc không phải là hay

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội “Phỏng vấn - tuyển dụng” ở Nhà văn hóa Thanh niên, Q.1, TP.HCM. Đây là hình thức “làm bạn” với thanh niên được đánh giá tốt - Ảnh: Quang Định

Ông Trần Nguyễn Lê Văn - CEO Công ty cổ phần Vexere.com - cho biết: “Sinh viên VN phần lớn ra trường rồi mới đi làm nên các bạn không hình dung được một môi trường làm việc là như thế nào. Thêm vào đó, tâm lý của nhiều người trẻ khi đi xin việc là “đi dạo”, nhất là khi điều kiện cập nhật thông tin rộng mở như hiện nay thì các bạn trẻ lại càng thêm dao động mỗi khi nhìn thấy vị trí nào khác mà các bạn cho là tốt hơn”.

Ông Trần Anh Tuấn phân tích: “Các em bị ảo tưởng về những vị trí lương cao, công ty “hot” nhưng cũng dễ chán nản, nhất là khi gặp va chạm. Nhưng va chạm ở đây không phải là về trình độ, mà là cách cư xử, giao tiếp nên quyết định nhảy việc. Việc mới nếu tạo ra giá trị cao hơn việc cũ thì nhảy việc là đúng, nhưng nếu nhảy việc chỉ vì những hiềm khích, tự ti thì bản thân người trẻ bị đánh giá thấp”.

Ông Trần Nguyễn Lê Văn nhắn nhủ: “Các bạn thường suy nghĩ là làm thuê nên không có sự cố gắng, cống hiến và để lại dấu ấn giúp công ty phát triển. Các bạn chỉ quan tâm chỗ nào lương cao thì xin việc và rồi làm đều đều đợi tới ngày nhận lương. Mỗi môi trường đều có điểm tốt và điểm không tốt, ví dụ nơi trả lương cao thì sếp không tốt, nơi lương không cao thì cơ hội thăng tiến cao… nên quan trọng là chúng ta cố gắng để biến những điều không tốt trở nên tốt hơn. Đừng đòi hỏi chuyên nghiệp khi mà bản thân bạn lại không chuyên nghiệp trong tác phong và hiệu quả làm việc”.

Theo VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement