Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nước mát lề đường đe dọa đủ đường

Thị trường 24h

19/03/2017 06:44

Nước cam tươi 10.000 đồng/chai”, “Nước sâm 8.000 đồng/ly”, những hàng chữ to trên các tấm bảng hút mắt người đi đường giữa cơn nắng khát cháy cổ. Thực tế, để nước thơm ngon và bán có lời, người bán dùng những “công nghệ” chế biến bí ẩn.

TP.HCM đang vào mùa nắng nóng. Dọc nhiều tuyến đường Cộng Hòa (Q. Tân Bình), Điện Biên Phủ (Q. Bình Thạnh)... rộ lên các quầy nước cam ép, nước sâm giải nhiệt. Theo tìm hiểu củaphóng viên, để nước này thơm ngon và bán có lời, người bán dùng những “công nghệ” chế biến bí ẩn.

Rộ lên phong trào uống nước cam vắt ngay tại chỗ

Nhằm tìm hiểuđường đicủaly nướcđang hút khách, phóng viên báo Phụ Nữvào vai người mua nguyên liệu về chế biến nước mát để bán.

Bí kíp vị ngọt: đường hóa học loại mới

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đến các cửa hàng trên đường Phan Văn Khỏe (Q.5). Một người đàn ông ở cửa hàng Đ.P nói: “Em cứ mua đường siêu ngọt giá 350.000 đồng/ký. Một ký đường dùng được cả trăm lít nước. Đây là đường hóa học mới, ngọt thanh như đường cát. Mình ăn vào không bị cảm giác ngọt gắt như đường hóa học trước đây”.Thoạt nhìn, “đường siêu ngọt” này cũng giống như đường cát trắng nhưng kích cỡ hạt to hơn.

Những ly nước mát hút khách mùa nóng

Đến cửa hàng X. gần đó, bà chủ cũng giới thiệu các loại tinh dầu hóa học không có nhãn mác với giá bán 25.000 đồng/chai 160ml, với đủ mùi cam, sâm, bưởi. Bà chủ hướng dẫn: “Mùi tinh dầu sực nức, muốn tạo nước sâm, em chỉ cần vài giọt hương sâm, thêm bột màu, đường. Còn với các nước khác, nước nào thì tinh dầu mùi ấy là được”.

Từ thảo dược không rõ nguồn gốc đến ly nước mát

Chúng tôi tiếp tục đến các cửa hàng bán dược liệu Đông y trênđường Hải Thượng Lãn Ông (Q. 5).Chị chủ tiệm T.H mời: “Nguyên liệu nấu nước mát đang đắt hàng lắm, vài trăm ký/ngày. Chị bán mỗi ký giá 60.000 đồng, gồm thập cẩm các loại. Nếu em nấu cho nhà uống thì 1kg nấu với 5 lít nước; nấu bán thì cho nhiều nước hơn, tùy ý thích”.

Điều đáng chú ý là tại đây, chúng tôi thấy nhiều bao tải đựng các loại thảo dược nấu nước mát như bông cúc, râu bắp, rễ tranh... không có nhãn mácbàytràn ra vỉa hè. Phần miệng bao mở rộng, phơi dưới nắng.Trong số đó, nhiều loại như bông cúc đã ngả màu rất sậm.

Nói về những nguyên liệu này, Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên bộ môn Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP. HCM, cho biết: Nước ta tiêu thụ 60.000 tấn dươc liệu Đông y/năm. 80-85% trong số đó nhập từ nước ngoài theo đường tiểu ngạch. Phần lớn, chúng không có nhãn mác nên các nguồn thảo dược không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khác cũng dễ trà trộn vào thị trường.

Bác sĩ Tấn Vũcũng cho biết cây thuốcdễ bị nấm mốc trong quá trình tăng trưởng, thu gom, vận chuyển.Việc bày bán ở chợ, lề đường, không đảm bảo vệ sinh càng làm chúng tăng tỷ lệ nhiễm nấm mốc.Theo tạp chí Fungal Biology, có khoảng31% nấm mốc ở thảo dược sản sinh ra độc tố aflatoxin (gây ung thư gan) và ochratoxin A (có hại cho gan và thận).

Ngoài ra, nếu dùng phải thảo dược do người sơ chế lạm dụng lưu huỳnh để bảo quản lâu, cơ thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thần kinh.

Cam tươi nguyên chất có vệ sinh?

Dọc theo đường Cộng Hòa, đoạn đường dài khoảng 2km có gần 50 điểm bán nước cam.

Bên cạnh một số điểm bán tương đối sạch sẽ, còn có nhiều điểm bán rất nhếch nhác. Những máy vắt cam ở đâyhoạt động từ 8-9 giờ sáng đến chiều tối mới được rửa sạch.Nhiềungười bán có chiêubày cam ngon mắtnhưng khi làm nước cho khách lại lấy cam héo, nhỏ được cất sẵnở gầm xe.

Tại một điểm bán gần đường Út Tịch, hàng chục quả cam phơi trần dưới khói bụi.Bàn pha chế vương đầy đường, xác camthu hút ruồi, nhặng. Trên đó là một chiếc máy đã rỉ sét, đóngbẩn đen sì, đang hoạt động liên tục. Người bán hàng dùng máyvắt cam, tay còn lại lau vội mồ hôinhễ nhại, rồicũng chính bàn tay lau mồ hôi ấyđã hốt đá cho vào chai. Khi muamột ly uống thử, chúng tôi thấy nước có vị chua của cam đã hư, vị ngọt của đường rất đậm.

Nước cam vắt giá 10.000đồng thường được vắt từ cam loại 3 - 4, nên nước rất chua, dễ bị đắng
Điểm bán nước trái cây trên đường Phan Văn Hớn (Q.12, TP. HCM) đang thu hút khách

Trước xu hướng dùng thực phẩm tự nhiên, không ít người chọn mua nước uống tươi để tốt cho sức khỏe. Song đáng lo ngại là bên cạnh người bán có tâm, cũng có nhiều người chỉ để ýlợi nhuận màkhông xem trọngsức khỏe người mua. Vì vậy, để bảo vệmình, người dùngnên chọn mua nước giải khát ở nơi có uy tín và biết rõ quy trình chế biến cụ thể.

Chị H.T, (Q. 2, TP. HCM):cho biết: “Tôi từng mua nhằm chai nước cam có vị đắng ngắt, không thể nào uống nổi. Mới đây, sau khi uống nước cam này, tôi còn bị tào tháo rượt, dù trước đó cơ thể khỏe mạnh bình thường”.

Một chủ quầy hàng nướccho biết: “Nước cam vắt để lâu khi uống dễ bị đắng. Để minh bạchnguyên liệu với người mua, tôi thêmđường cát vào trước mặt khách cho họ yên tâm chứ không thắng nước đường như trước kia”.
THANH HOA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement