17/01/2017 01:47
Nước bọt đắng hoặc chua cảnh báo bệnh nặng nguy hiểm
Chúng ta thường quan tâm đến những triệu chứng nghiêm trọng mà bỏ qua những dấu hiệu xem chừng rất đỗi bình thường nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Sự thật không ai có thể phủ nhận là nước bọt có tác dụng giữ cho khoang miệng của ta luôn sạch vi khuẩn, bảo vệ nướu, ngừa sâu răng.
Đúng như Bác sĩ Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, nước bọt sẽ rửa trôi những mẩu thức ăn thừa còn bám dính trên răng, cung cấp những chất giúp phòng chống các bệnh răng và những triệu chứng nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, từ lâu, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng tuyến nước bọt có thể thông báo chi tiết những điều đang diễn ra trong cơ thể bạn. Cụ thể, nước bọt đắng hoặc chua cảnh báo bệnh nặng nguy hiểm.
Nước bọt tiết ra quá ít
Nguyên nhân: Bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó có tác dụng phụ gây hại cho cơ thể (hiện có khoảng hơn 300 loại thuốc như vậy, bao gồm thuốc chống nghẹt mũi và kháng histamine gây khô miệng).
Giải pháp: Bạn cần thận trọng khi vệ sinh răng miệng để tránh bị sâu răng, nên đánh răng ít nhất 2 lần hằng ngày và đi khám nha sỹ định kỳ.
Nước bọt màu trắng và hơi vón cục
Nguyên nhân: Bạn có thể đang bị nhiễm trùng khoang miệng do nấm men Candida Albicans gây ra (còn gọi là chứng “nấm miệng”).
Giải pháp: Căn bệnh này thường gặp ở người bị tiểu đường, cần đến gặp bác sỹ để nhận được đơn thuốc kháng nấm phù hợp.
Nước bọt tiết ra quá nhiều
Nguyên nhân: Do sự thay đổi về mặt hormone ở phụ nữ mang thai hoặc có thể chỉ là phản ứng phụ khi cảm thấy buồn nôn.
Giải pháp: Bạn nhai kẹo cao su hoặc ngậm một viên kẹo cứng sẽ giúp hầu hết lượng nước bọt dư thừa này.
Nước bọt đắng hoặc chua
Nguyên nhân: Có thể đang mắc chứng trào ngược acid dịch vị khiến cho miệng và họng có vị chua mà biểu hiện phổ biến là chứng ợ nóng, hơi thở hôi hay buồn nôn.
Giải pháp: Bạn nên thay đổi lối sinh hoạt cá nhân, cụ thể như lên kế hoạch giảm cân hoặc loại bỏ những thực phẩm cay nóng và giàu chất béo.
Nước bọt dính nhớp trên lưỡi
Nguyên nhân: Thói quen hít thở bằng miệng – dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó, bao gồm chứng ngưng thở trong khi ngủ.
Giải pháp: Hãy đề cập việc này với bác sỹ trong lần khám định kỳ sắp tới, đồng thời cố gắng tập thới quen hít thở lại bằng mũi để giúp miệng duy trì độ ẩm ổn định và không bị mất nước.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp