Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Núi lửa phun trào gây sóng thần ở Tonga tạo ra một hòn đảo mới

Kinh tế thế giới

16/01/2022 09:37

Vụ núi lửa ngoài khơi đảo quốc Tonga phun trào gây ra sóng thần khiến nhiều nước phải báo động đã tạo ra một hòn đảo mới.
news

Công ty Planet Labs PBC, một công ty chuyên theo dõi hình ảnh trái đất cho biết, hòn đảo này trong những ngày gần đây sau khi một lỗ thông núi lửa mới ở đó bắt đầu phun trào vào cuối tháng 12.

Các hình ảnh vệ tinh do công ty này chụp lại cho thấy núi lửa đã định hình khu vực này và tạo nên một hòn đảo mới ngoài khơi Tonga.

"Diện tích bề mặt của hòn đảo dường như đã mở rộng gần 45% do tro bụi", Planet Labs cho biết vài ngày trước khi núi lửa ngầm này phun trào.

Trở lại với vụ phun trào gây sóng thần này, các hình ảnh vệ tinh cho thấy vụ phun trào diễn ra vào tối thứ Bảy (15/1) với một đám tro bụi, hơi nước và khí bốc lên như “một cây nấm” trên vùng biển Thái Bình Dương và một tiếng nổ lớn có thể được nghe thấy ở tận Alaska, theo AP.

1000-2-.jpeg
Hình ảnh vệ tinh được chụp bởi Himawari-8, một vệ tinh thời tiết của Nhật Bản và do cơ quan này công bố, cho thấy một vụ phun trào núi lửa dưới biển tại Tonga vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 1 năm 2022.

Ngay sau vụ phun trào, sóng thần ập vào bờ Tonga – một đảo quốc nằm gần núi lửa - và mọi người buộc phải di chuyển lên vùng đất cao hơn.

Vụ phun trào đã làm hệ thống internet ở Tonga bị gián đoạn nên bên ngoài không thể biết được tình trạng hiện tại tại đảo quốc này. Ngay cả các trang web của chính phủ và các nguồn chính thức khác vẫn thể cập nhật được.

Các cơ quan cứu trợ cho biết, tro bụi và khói dày đặc đang tiếp tục ảnh hưởng đến không khí và nguồn nước của Tonga, đồng thời nhà chức trách yêu cầu mọi người đeo khẩu trang và uống nước đóng chai.

Dave Snider, điều phối viên cảnh báo sóng thần của Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia ở Palmer, Alaska (Mỹ), cho biết rất bất thường khi một vụ phun trào núi lửa ảnh hưởng đến toàn bộ lưu vực đại dương và cảnh tượng vừa “kinh hoàng và đáng sợ”.

1000-3-.jpeg
Bức ảnh được chụp bởi Planet Labs PBC cho thấy, một hòn đảo được tạo bởi núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha'apai dưới nước ngay trước một vụ phun trào lớn vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 1 năm 2022.

Các đợt sóng thần đã gây ra thiệt hại cho các tàu thuyền ở xa như New Zealand và Santa Cruz, California (Mỹ) nhưng dường như không gây ra bất kỳ thiệt hại nào trên diện rộng. Snider cho biết, ông dự đoán tình hình sóng thần ở Mỹ và các nơi khác sẽ tiếp tục được cải thiện.

Các khuyến cáo về sóng thần trước đó đã được phát ra tại Nhật Bản, Hawaii, Alaska và bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính, vụ phun trào gây ra tương đương với một trận động đất 5,8 độ richter. Các nhà khoa học cho biết, sóng thần do núi lửa tạo ra chứ không phải động đất là tương đối hiếm.

Dịch vụ Khí tượng Tonga cho biết, một cảnh báo sóng thần đã được ban bố cho toàn bộ quần đảo và dữ liệu từ trung tâm sóng thần Thái Bình Dương cho biết đã phát hiện ra những con sóng cao 80 cm.

1000-4-.jpeg
Bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC cho thấy hòn đảo được tạo bởi núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha'apai dưới nước được nhìn thấy đang bốc khói vào ngày 7 tháng 1 năm 2022.

Bà Rachel Afeaki-Taumoepeau, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Tonga của New Zealand cho biết, hy vọng mức độ nguy hểm tương đối thấp của sóng thần sẽ làm cho hầu hết mọi người đều an toàn. Tuy vậy, bà vẫn lắng về những người sống trên các hòn đảo gần núi lửa hơn.

Tonga kết nối Internet qua cáp ngầm từ Suva, Fiji, tuy nhiên có lẽ kết nối này đã bị hỏng do vụ phun trào. Tất cả kết nối Internet với Tonga đã bị mất vào khoảng 6h40 chiều theo giờ địa phương.

Trang tin tức Islands Business có trụ sở tại Fiji đã đưa tin rằng, một đoàn xe gồm cảnh sát và quân đội đã sơ tán vua Tupou VI của Tonga khỏi cung điện của ông gần bờ biển để đến vùng đất cao hơn.

Quân đội New Zealand cho biết họ đang theo dõi tình hình và vẫn ở chế độ chờ, sẵn sàng hỗ trợ nếu được yêu cầu.

Tại Hawaii, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương báo cáo những con sóng cao nửa mét ở Nawiliwili, Kauai và 80 cm ở Hanalei.

Tại Tonga, một người dùng Twitter được xác định là Tiến sĩ Faka’iloatonga Taumoefolau đã đăng video cho thấy nhiều đợt sóng ập vào bờ.

“Có thể nghe thấy tiếng núi lửa phun theo nghĩa đen, nghe có vẻ khá dữ dội” người này viết.

Vụ nổ núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha’apai là vụ nổ mới nhất trong một loạt vụ phun trào nguy hiểm trong thời gian gần đây.

Sau vụ phun trào hôm thứ Bảy, người dân ở Hawaii, Alaska và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được khuyến cáo nên di chuyển đến vùng đất cao hơn và chú ý đến các hướng dẫn cụ thể từ các quan chức quản lý khẩn cấp địa phương.

1000.jpeg
Các đợt sóng nhỏ đã gây hư hại cho một số tàu thuyền.

Anta Cruz, California cho biết, các quan chức đang thống kê thiệt hại sau khi một đợt sóng làm tàu thuyền bị hư hỏng nặng và nhiều bãi đậu xe bị ngập lụt.

Ở Nam California, nước dâng đã đánh chìm ít nhất một chiếc thuyền ở Cảng Ventura phía tây bắc Los Angeles.

Một công ty Dự báo tư nhân của New Zealand là Weather Watchđã tweet rằng, những người ở xa như Southland, vùng cực Nam của đất nước, cho biết họ đã nghe thấy âm thanh bùng nổ từ vụ phun trào. Những người khác nói rằng nhiều tàu thuyền bị hư hại khi sóng thần ập vào một bến du thuyền ở Whangarei, thuộc vùng Northland.

Trước đó, trang tin Matangi Tonga đưa tin, các nhà khoa học đã quan sát thấy những vụ nổ lớn sau khi nó bắt đầu phun trào vào đầu ngày thứ Sáu. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy một chùm khói dài 5 km bay lên không trung với độ cao khoảng 20 km.

Núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha’apai nằm cách thủ đô Nuku’alofa khoảng 64 km về phía Bắc. Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, ngọn núi này cũng đã từng phun trào tạo ra một hòn đảo nhỏ mới và làm gián đoạn việc đi lại hàng không quốc tế đến quần đảo thuộc Nam Thái Bình Dương này trong vài ngày.

Không có sự khác biệt đáng kể giữa núi lửa dưới nước và trên cạn, và núi lửa dưới nước trở nên lớn hơn khi chúng phun trào, vào một thời điểm nào đó, Hans Schwaiger, nhà địa vật lý của Đài quan sát núi lửa Alaska, cho biết.

Tuy nhiên, với những ngọn núi lửa dưới nước, nước có thể làm tăng thêm độ bùng nổ của vụ phun trào khi nó chạm vào dung nham, Schwaiger nói thêm.

Trước khi một vụ nổ xảy ra, các trận động đất nhỏ cục bộ tại núi lửa thường có sự gia tăng, nhưng tùy thuộc vào độ xa của nó với đất liền, những người dân dọc theo bờ biển có thể không cảm nhận được, Schwaiger nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ