Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh

Du lịch & Ẩm thực

09/08/2023 18:12

Quần thể chùa Bà tại núi Bà Đen Tây Ninh được chọn là nơi tổ chức Đại giới đàn Tâm Hoà X lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hơn 400 chư tôn đức, tăng ni và giới tử.

Trong văn hoá Phật giáo, Đại Giới Đàn là ngày hội quan trọng nhất, là nơi để cử hành các nghi thức thuyết giới, truyền giới và thọ giới. Diễn ra trong 4 ngày từ 5/8 – 8/8, Đại giới đàn Tâm Hoà X trở thành sự kiện lớn nhất của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh. 

Đại giới đàn Tâm Hoà X được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức 3 năm một lần, để truyền trao giới pháp, đáp ứng nguyện vọng thọ giới của các giới tử trong và ngoài tỉnh tu học, hành đạo, trang nghiêm tự thân, góp phần trang nghiêm Giáo hội. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 2.

Đại giới đàn Tâm Hoà X có 232 giới tử đăng ký thọ giới. Việc truyền giới cho chư tăng được tổ chức tại chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen và truyền giới cho giới tử ni được tổ chức tại chùa Long Châu Phước Trung, thuộc quần thể chùa Bà. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 3.

Quần thể chùa Bà gồm 6 ngôi chùa tại núi Bà Đen, trong đó Linh Sơn Tiên Thạch Tự là ngôi chùa cổ nhất với tuổi đời 300 năm, gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu được tôn là Bồ Tát và là biểu tượng tín ngưỡng của người dân Nam bộ. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 4.

Sau lễ Bế mạc Đại giới đàn Tâm Hoà X vào sáng ngày 8/8, 300 chư tôn đức, tăng ni và giới tử đã lên đỉnh Bà Đen, chiêm bái bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi cao nhất châu Á cùng khu triển lãm Phật giáo quy mô dưới chân tượng. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 5.

Các giới tử đảnh lễ trước xá lợi đức Phật Thích Ca, được an tọa trang trọng trong bảo tháp lưu ly hai tầng, giữa không gian xá lợi tôn nghiêm tại trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. 

Đây là ngọc xá lợi của Đức Phật do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014, và đưa núi Bà Đen trở thành nơi hiếm hoi tại Việt Nam được chọn lưu giữ "bảo vật của thế giới Phật giáo". Ảnh: Giang Châu Phương

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 6.

Quảng trường rộng lớn trên đỉnh núi với trụ kinh Bát Nhã khắc 12.000 chữ Tây Tạng dát vàng ngợp trong sắc áo cà sa của các giới tử. Với người tu hành, kinh Bát Nhã là ngọn đuốc soi sáng con đường giác ngộ, và hành trình chiêm bái trụ kinh Bát Nhã được xem là hành trình để các giới tử hướng tới sự thông tuệ, an nhiên, truyền tải ý nghĩa lớn lao của con đường giác ngộ. 

Thượng toạ Thích Thiện Thức - Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh chia sẻ: "Quần thể trên đỉnh núi Bà Đen chính là một thánh tích, và tôi có một trực giác nơi đây rất linh thiêng và nhiệm màu". 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 7.

Các tăng ni sư cầu nguyện và xoay bánh xe Kinh Luân tại tầng hai của khu triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi. Đây là một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm. 

Người ta tin rằng, bánh xe Kinh Luân có thể quay như một cách tạo công đức vô lượng một cách đơn giản nhất, chỉ cần chạm vào bánh xe cầu nguyện đã là một sự tịnh hóa to lớn trong việc xóa bỏ nghiệp chướng.

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 8.

Trong không gian rộng lớn của khu triển lãm, các giới tử cũng đã tham quan khu trưng bày các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới. 

Rất nhiều phiên bản cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII cũng được trưng bày trong khu triển lãm Phật giáo trên đỉnh núi Bà Đen. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 9.

Khu chiếu phim 3D mapping là nơi các giới tử tìm hiểu và khám phá về Vũ trụ trong quan niệm của Phật Giáo thông qua công nghệ chiếu phim video mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 10.

Khu công nghệ 3D Hologram lại đem đến cho các nhà tu hành những trải nghiệm chiêm bái 16 ngôi chùa cổ, có niên đại từ 200 năm tuổi như chùa Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Phật Tích, chùa Hương, Bút Tháp, Thiên Mụ…, trong không gian ba chiều lơ lửng. 

Núi Bà Đen ngợp bóng áo cà sa trong ngày hội Phật giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh - Ảnh 11.

Được xem là ngọn núi thiêng bậc nhất Nam bộ, núi Bà Đen không chỉ là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa Phật giáo lớn của tỉnh Tây Ninh, mà còn là điểm đến chiêm bái và hành hương hàng đầu khu vực Nam bộ. 

Theo thống kê của Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm nay đã có 3,7 triệu lượt khách đi cáp treo lên núi, và con số này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm khi có nhiều sự kiện văn hoá tâm linh quy mô chuẩn bị tổ chức như đại lễ Vu Lan báo hiếu, Ngày hội rằm Trung thu, Lễ Vía Quán Thế Âm xuất gia…

MINH THƯ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ