Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NSND Hồng Vân kêu gọi nhà sản xuất, nghệ sỹ cứu vãn văn hóa nước nhà

Khỏe - đẹp

19/05/2017 09:26

Nghệ sĩ Hồng Vân được dịp nói như 'rút ruột rút gan' về tình hình bát nháo từ gameshow đến con người trong showbiz

Trong tháng này, NSND Hồng Vân gây chú ý khi ngồi ghế nóng một lúc hai chương trình lớn của 'ông trùm Boléro' Vũ Thành Vinhlà Kịch cùng Boléro và Cười xuyên Việt. Bất ngờ hơn, cô khuyến khích khá nhiều học trò của mình ghi danh thi cử. Điều này khiến phóng viên báo đài băn khoăn về thực trạng 'trò thi, cô chấm' của nghệ sĩ sân khấukỳ cựu này.

Từng bị tẩy chay, kỳ thị như tội đồ

- Trò thi gameshow, cô làm giám khảo, người ta giấu còn không kịp, sao chị lại công khai?

Học trò đi thi đạt thành tích, mình phải hãnh diện chứ sao lại giấu, tuỳ quan điểm của mỗi người làm thầy thôi. Có những người không muốn học trò mình thi gameshow nhưng tôi quan điểm mở hoàn toàn về vấn đề này. Dạy trò cũng giống như nuôi con vậy. Con phải ốm đau, té ngã, bị la rầy… mới mau lớn thì người nghệ sĩ phải cọ xát rất nhiều hoàn cảnh, loại hình và khán giả mới trưởng thành được.

Tôi xin kể một câu chuyện. Khoảng năm 1999 khi tấu hài lên ngôi, từng có thời gian báo chí, dư luận chửi bới loại hình này rất kinh khủng. Chúng tôi còn bị nghệ sĩ đồng nghiệp tẩy chay, kì thị. Tấu hài thời đó cũng bị lên án nhảm nhí, rẻ tiền… giống như gameshow bây giờ. Thời nào cũng vậy, chỉ cần một ‘phát súng đầu’ khơi lên là mọi người xông xáo chửi rủa một cách mù quáng. Lúc đó, ai đi tấu hài ví như tội đồ vậy.

Nhưng ai chửi cứ chửi, tôi vẫn đi tấu hài kiếm tiền nuôi con, nuôi ước mơ chứ. Tôi đủ đầu óc để biết cái nào đúng cái nào sai, biết mình nên làm gì. Tính đến nay, tôi giữ được sân khấu đã 16 năm rồi. Tôi cho đó là quy luật, cái gì dở tự động bị đào thải. Sau thời gian đó, rất nhiều nghệ sĩ đã thành danh nhờ tấu hài. Nếu không có Gala cười, người ta sẽ không biết đến Việt Hương, Thuý Nga, Cát Phượng…

Qua giai đoạn này, một loại hình khác ra đời và thay thế vào, đó là gameshow. Tôi cảm nhận vòng lặp đang tái diễn bối cảnh y hệt hồi trước. Bằng kinh nghiệm của mình, chúng tôi lập tức định hướng và tìm ra cách vượt qua. Khi gameshow hài nhan nhản, bạn bật tivi kênh nào cũng có, tự động bạn sẽ trở về sân khấu để tìm cảm xúc chuẩn mực. Chúng tôi nắm bắt điều này nên chủ trương phục dựng một số vở thuộc dòng văn học, chính luận và kết quả thu về rất hồ hởi.

Hồng Vân tin rằng gameshow không nhảm, không rẻ tiền và có thể xoay chuyển được.

- Nhưng gameshow hiện đang là môi trường phức tạp, nhiều điều tiếng. Chị không sợ học trò đi thi sẽ vướng vào thị phi sao?

Bạn thấy đó, tôi làm sao đi ngược bánh xe lịch sử được? Tôi hoà nhập có chọn lựa dựa trên tiêu chí vì lợi ích cộng đồng. Bởi vậy, học trò của tôi xin đi thi, tôi khuyến khích ngay. Thi xong, các em lại trở về sân khấu chính thống để trả ơn Tổ nghiệp, tập đến ‘đổ mồ hôi sôi nước mắt’ những vở kịch dài. Mỗi đêm, các em nhận vài trăm nghìn phục vụ có khi không đến 50 khán giả.

Những thí sinh thi gameshow có quyền chọn lựa trở về sân khấu hoặc không. Học trò tôi có người vừa nhận giải xong là ‘bay’ luôn. Không sao cả. Tôi là người đưa đò, tôi chấp nhận điều đó. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi người về gameshow là gì và sau cùng họ mang cái gì ra phục vụ, phục vụ cho ai. Các bạn đều là người trưởng thành rồi, hãy tự tìm cho mình một tấm gương của người đi trước để học tập.

- Nhưng tôi cho rằng người ta nói gameshow nhảm vì phần lớn là nhảm, sự tử tế chiếm thiểu số. Tôi biết chị kỳ cựu nhưng cá nhân chị liệu có đủ sức chuyển tải được sự tử tế để xoay chuyển số đông không?

Đúng là trong giai đoạn này, gameshow nhảm nhiều hơn chất lượng. Đơn giản, vì cười sinh lý rất dễ, tôi cù lét bạn phải cười. Nhưng tôi đem câu chuyện kể, lời nói để khiến bạn cười lại rất khó. Cái nào dễ tự nhiên người ta sẽ nhảy vào làm nhiều. Trách nhiệm của nhà sản xuất là chọn format, nhà đài chọn chương trình nào phát sóng. Trách nhiệm của nghệ sĩ là chọn chương trình tham gia. Tôi tin rằng mình không đơn lẻ. Còn ai muốn tẩy chay gameshow là quyền của họ. Tôi không nói họ sai mình đúng.

Song tôi tin rằng không có loại hình nào rẻ tiền, chỉ có cách chúng ta làm như thế nào. Cười là ‘liều thuốc bổ’ còn khóc để người ta cảnh tỉnh. Trong cuộc đời nếu bạn chỉ biết cười mà không khóc sẽ bị gọi là ‘con điên’, còn chỉ khóc mà không biết cười thì thành ra ‘con khùng’. Là con người phải có cười có khóc, có hỉ nộ ái ố.

Đa phần gameshow bây giờ mua format từ nước ngoài về. Dân trí ở nước họ cao nhưng vẫn không thiếu gameshow bậy bạ. Nên quan trọng vẫn là mình chọn lựa như thế nào. Tham gia gameshow nào tôi cũng có những đề nghị nhất định. Tôi không muốn khán giả xem thấy vô thưởng vô phạt, rẻ rúng. Thành ra rất nhiều gameshow mời nhưng tôi không nhận.

Cách đây mấy năm, hồi còn trong Hội đồng nhân dân, trong cuộc họp cuối cùng trước khi rút đi, tôi đã nói vấn đề này với những người làm công tác quản lý và có trách nhiệm định hướng nhân dân. Trở lại câu hỏi của bạn, tôi nghĩ chúng ta phải chung tay từ ba phía: báo đài, nhà sản xuất và nghệ sĩ.

Đối tượng thụ hưởng cần được ươm mầm ngay từ bậc tiểu học. Các bé 2 – 3 tuổi đã biết sử dụng smartphone xem hài nhảm. Bây giờ tuy muộn nhưng vẫn còn kịp. Truyền hình, sân khấu và điện ảnh sẽ tác động đến nhà trường, gia đình và xã hội. Tôi cũng lớn tuổi rồi, chỉ có thể đồng hành thêm một thời gian nữa thôi, không còn nhiều. Các em bây giờ giỏi quá, nếu có tâm và có thêm tầm nhìn chính trị - xã hội nữa sẽ thay chúng tôi làm điều đó. Tôi ước mơ giản dị vậy thôi.

Học trò hỗn hào, Hữu Châu cầm dép chọi thẳng

- Ngoài hài nhảm, hiện nay hài tục cũng là một vấn đề khá nhức nhối. Chị nghĩ sao?

Hài kịch có rất nhiều loại: hài hiện đại, hài dân gian, hài chèo, hài cải lương, hài điện ảnh… Loại hài nói tục giảng thanh rơi vào hài dân gian. Bản thân câu chữ là tục nhưng đặt trong bối cảnh tác phẩm và lối thể hiện của nghệ sĩ sẽ là thanh. Bạn xem nghệ sĩ hài chèo kỳ cựu như anh Xuân Hinh sẽ hiểu. Nếu không biết về trường phái hài này xem sẽ dễ bị ‘xốn’. Nghệ sĩ trẻ bây giờ bắt chước mà không có tìm hiểu nên gây phản cảm.

- Những học trò thi gameshow xong ‘bay’ khỏi chị, nếu có gặp lại, thái độ chị như thế nào?

Ôi, vô cùng bình thường. Nếu bạn quá quan trọng chuyện đó tức là bạn ích kỷ. Nhiều người hay có tư tưởng ban ơn. Các bạn đóng tiền đi học để lấy kiến thức và tìm nơi thể hiện mình. Nếu cảm thấy không phát huy được tài năng, hãy đi tìm một nơi khác để bộc lộ. Ngày xưa, tôi tốt nghiệp ở Đoàn kịch nói Bông Hồng nhưng thành danh ở sân khấu 5B.

NSND dạy trò hãy học làm người trước khi làm sao.

- Văn hóa ‘Kính trên nhường dưới’ ở thời chị, và với bản thân chị như thế nào?

Đó là điều đầu tiên tôi nói với học sinh của mình. Thứ nhất, một ngày cũng là thầy. Thứ hai, tôi không cần biết bạn lớn hay nhỏ tuổi hơn nhưng bạn phải chào đàn anh đàn chị đi trước trong nghề. Chào người lớn tuổi đâu có làm cho mìnhxuống giá?Bạn nào hỗn hào, ra vào không biết chào người lớn, dùđóng tiền đi họctôi cũng không dạy. Bất kì học sinh nào của tôi cũng đềurất lễ phép, biết đi thưa về trình.

Ngày xưa tôi, anh Minh Nhí, anh Hữu Châu đã thống nhất như vậy. Anh Châu dữ lắm, ai hỗn hào anh ấy lấy dép chọi thẳng. Vậy mà học trò thương anh ấy vô cùng. Những thầy cô của tôi hồi xưa như thầy Trần Minh Ngọc, thầy Trần Ngọc Giàu, cô Mai Thanh Dung… đến giờ vẫn vậy,thầy cô cho phép mới dám thưa chuyện.

- Song chị cũng thấy, nhiều sao trẻ hot bây giờ, đôi khi họ nhìn đàn anh đàn chị đi trước chỉ bằng nửa con mắt. Nếu rơi vào trường hợp đó, chị sẽ phản ứng ra sao?

Việc này quay trở lại câu chuyện về nhận thức, đạo đức và giáo dục. Hãy xem gia đình, xuất xứ, nguồn cội của họ là đủ hiểu rồi. Nếu rơi vào hoàn cảnh như bạn nói, tôi cảm thấy bình thường vì không xem họ là nghệ sĩ. Họ không hiểu rằng phải tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Nên tôi hay nói với học trò rằng hãy học làm người trước khi học làm sao. Họtư nhận mình là sao, là trăng, là mặt trời chứ có ai công nhận đâu. Nhưng bây giờ quả báo nhãn tiền, làm sai là lãnh hậu quả liền tay thôi. Tôi tin rằng không ai biết sai mà vẫn đâm đầu vào cả. Tôi mong rằng họ biết mình sai mà sửa. Chúng ta đừng quá khắt khe, vì lỗi sai đó mà vùi dập đi những tài năng thì rất uổng.

THIẾU DƯƠNG (ghi)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement