Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Non nửa lãi dự thu toàn hệ thống nằm ở SCB

Tài chính

23/05/2017 04:14

Lưu ý rằng, các khoản lãi, phí phải thu chỉ là một tiểu khoản của khoản mục Tài sản Có khác – vốn cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố không chắc chắn…

Báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán năm 2016 tại kỳ họp đang diễn ra, Kiểm toán Nhà nước đã điểm danh nhiều ngân hàng thương mại có công nợ khó thu hồi.

Đặc biệt, theo Kiểm toán Nhà nước, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đang tạo ra và sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn.

Giao dịch ở một chi nhánh của SCB. (Nguồn: Internet)

Theo đó, tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 của toàn hệ thống là 50.540 tỷ đồng, trong đó: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là 21.477 tỷ đồng, TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là 6.684 tỷ đồng, Vietinbank 4.280 tỷ đồng, BIDV 1.263 tỷ đồng, Agribank 1.272 tỷ đồng...

Như vậy, theo báo cáo trên, tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 ở SCB đang chiếm tới 42,4% quy mô toàn hệ thống.

Tất nhiên, đó là một tỷ lệ không lấy gì làm vinh dự.

Quy mô các khoản lãi, phí phải thu gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu

Theo tìm hiểu của VietTimes, tính đến 31/12/2015, giá trị (làm tròn) tiểu khoảncác khoản lãi, phí phải thuở SCB là 27.678 tỷ đồng - chiếm 8,9% tổng tài sản và gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Bao gồm: 8 tỷ đồng quá hạn trên 3 tháng; 1.956 tỷ đồng quá hạn đến 1 tháng; 1.197 tỷ đồng trong hạn từ 1 đến 3 tháng; 3.529 tỷ đồng trong hạn từ 3 đến 12 tháng; 6.803 tỷ đồng trong hạn từ 1 đến 5 năm; 14.184 tỷ đồng trong hạn trên 5 năm.

(Biểu đồ: N.G)

Một năm sau, cập nhật tại thời điểm 31/12/2016, tình hình không có nhiều cải thiện, thậm chí quy môcác khoản lãi, phí phải thuở SCB còn tăng mạnh lên mức 36.366 tỷ đồng - chiếm 10,1% tổng tài sản và gấp 2,54 lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Trong đó, số quá hạn trên 3 tháng là 4 tỷ đồng; Quá hạn đến 1 tháng là 3.072 tỷ đồng; Trong hạn từ 1 đến 3 tháng là 1.695 tỷ đồng; Trong hạn từ 3 đến 12 tháng là 2.861 tỷ đồng; Trong hạn từ 1 đến 5 năm là 4.523 tỷ đồng; Trong hạn trên 5 năm là 24.211 tỷ đồng.

(Biểu đồ: N.G)

Lưu ý rằng,các khoản lãi, phí phải thunêu trên chỉ là một tiểu khoản của khoản mụcTài sản Có khác(Bao gồm: Các khoản phải thu; Các khoản lãi, phí phải thu; Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; Tài sản Có khác) – vốn cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố không chắc chắn.

Các khoản phải thu

Cập nhật đến thời điểm 31/12/2016, giá trịTài sản Có khácở SCB là 56.941 tỷ đồng, tăng hơn 8.000 tỷ đồng so với con số 48.397 tỷ đồng của cách đó 1 năm; Chiếm 15,7% tổng tài sản và gấp 4 lần quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Cùng với các khoản lãi, phí phải thu thìCác khoản phải thulà hai tiểu khoản chiếm chủ yếu trong 56.941 tỷ đồng Tài sản Có khác ở SCB. Tính tới cuối năm 2016, giá trịCác khoản phải thucủa ngân hàng này là 20.099 tỷ đồng.

Tài liệu thu thập được cho thấy, chiếm chủ yếu trongCác khoản phải thucủa SCB làphải thu từ việc chuộc lại và chuyển nhượng tài sản gán nợ dài hạnvàphải thu từ chuyển nhượng các hợp đồng mua và cam kết bán lại chứng khoán trả chậm.

Chốt tại 31/12/2016, giá trịphải thu từ việc chuộc lại và chuyển nhượng tài sản gán nợ dài hạnlà 9.562 tỷ đồng, không khác nhiều so với cuối 2015 (9.699 tỷ đồng). Đây là các khoản phải thu phát sinh từ nghiệp vụ cho chuộc lại và bán tài sản gán nợ được thanh toán chậm trong vòng 3 năm, bắt đầu từ năm 2017. Các khoản phải thu này được đảm bảo bằng các bất động sản.

Trong khi, giá trịphải thu từ chuyển nhượng các hợp đồng mua và cam kết bán lại chứng khoán trả chậmlà 7.548 tỷ đồng, không thay đổi so với giá trị cập nhật tại cuối năm 2015. Đây là các khoản phải thu từ các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần liên quan đến các hợp đồng mua và cam kết bán lại cổ phiếu (“repo”) trước đây với thời hạn thanh toán trong vòng 8 năm, bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 2014. Khoản phải thu này được đảm bảo bằng cổ phiếu công ty.

Được biết, trong năm 2016, SCB đã nhận tài sản đảm bảo để thay thế cho các nghĩa vụ nợ với giá trị cấn trừ nợ là 1.980 tỷ đồng. Các tàisản này sau đó được bên đảm bảo mua lại với giá bằng giá trị cấn trừ nợ và đã thanh toán 800 tỷ đồng đồng ngay khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán vào ngày 30 tháng 9 năm 2017.

Dư nợ cho vay khách hàng

Cập nhật đến 31/12/2016, giá trị dư nợ cho vay khách hàng ở SCB là 222.183 tỷ đồng. Trong đó, chiếm chủ yếu là dư nợ ngành “hoạt động dịch vụ khác”, với quy mô 178.874 tỷ đồng, chiếm 80,51%.

Kế đến là dư nợ ngành “xây dựng”, với quy mô 19.869 tỷ đồng, chiếm 8,95%.

Khá bất ngờ là dư nợ ngành “hoạt động kinh doanh bất động sản” chỉ chiếm 4,52% trong cơ cấu cấp tín dụng của SCB, với quy mô 10.030 tỷ đồng.

Phần dư nợ cấp tín dụng còn lại của SCB tập trung vào 4 ngành: “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”; “Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, Xe máy và xe có động cơ khác”; “Dịch vụ lưu trú và ăn uống”; “Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình”.

Lưu ý, 60,81% dư nợ cho vay của SCB tập trung ở đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân, với quy mô 135.122 tỷ đồng; 35.05% dư nợ dành cho các công ty cổ phần khác, với quy mô 77.872 tỷ đồng; 2,46% dư nợ dành cho các công ty TNHH khác, với quy mô 5.458 tỷ đồng. Các đối tượng khách hàng khác, như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, công ty TNHH nhà nước,… chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Xét về kỳ hạn, 40,2% dư nợ cho vay khách hàng của SCB là nợ dài hạn; 30,1% dư nợ cho vay khách hàng là nợ trung hạn và 29,7% còn lại là nợ ngắn hạn.

Câu chuyện nợ xấu ở SCB có thực sự lạc quan như những gì mà ngân hàng này công bố?! (Biểu đồ: SCB)

Phân tích chất lượng dư nợ cho vay của SCB cho ra một kết quả khá đẹp: 220.238 tỷ đồng là nợ đủ tiêu chuẩn; 244 tỷ đồng là nợ cần chú ý; 544 tỷ đồng là nợ dưới tiêu chuẩn; 30 tỷ đồng là nợ nghi ngờ; 928 tỷ đồng là nợ có khả năng mất vốn.

“Năm 2016, SCB tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn/quy định trong phòng ngừa và kiểm soát rủi ro; nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện nghiêm túc quy trình cấp tín dụng; đồng thời đẩy mạnh thu hồi đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Nhờ vậy, SCB duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức rất thấp so với quy định, chỉ lần lượt 0,79% và 0,68% tổng dư nợ”, ngân hàng này báo cáo một cách đầy lạc quan.

Tuy nhiên, với những thông tin về lãi dự thu, các khoản phải thu, tài sản có khác đã đề cập ở trên, con số nợ xấu thực chất ở SCB có lẽ còn phải bàn thêm.

Cũng nên biết rằng, tính tới cuối năm 2016, có tới 60.878 tỷ đồng tài sản của SCB là chứng khoán đầu tư. Một phần đáng kể trong đó là trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, với giá trị tính theo mệnh giá là 14.553 tỷ đồng./.

(*): Chỉ xét trên lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015.
NINH GIANG (Viettimes)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement