Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nokia và Ericsson dừng hoạt động kinh doanh ở Nga, tiếp theo là Huawei?

Kinh tế thế giới

13/04/2022 15:19

Nokia đã tuyên bố rút khỏi Nga, trong khi đối thủ Ericsson đang tạm dừng hoạt động kinh doanh của mình ở đó vô thời hạn, điều này gây nghi ngờ về khả năng xây dựng mạng 5G siêu nhanh của quốc gia này, theo CNN.

Công ty viễn thông Phần Lan hôm thứ Ba (12/4) thông báo rằng, việc ở lại Nga sẽ "không thể" do Tổng thống Vladimir Putin đang tấn công Ukraina.

Nokia cho biết trong một tuyên bố: "Trong những tuần qua, chúng tôi đã tạm ngừng giao hàng, ngừng kinh doanh mới và chuyển các hoạt động nghiên cứu phát triển ra khỏi Nga. Bây giờ chúng tôi có thể thông báo rằng chúng tôi sẽ thoát khỏi thị trường Nga".

Điều đó khiến Huawei của Trung Quốc trở thành nhà cung cấp mạng 5G hàng đầu toàn cầu duy nhất vẫn còn hoạt động tại nước này.

hypatia-h_cfc1ac7a9bd526a783d39be954b78001-h_62f12f181e8d0b2cf256479075442678-300-scaled.jpg
Liệu Huawei có tiếp bước Nokia Ericsson dừng hoạt động kinh doanh mới ở Nga? Ảnh: EPA

Các chính phủ phương Tây đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Nga kể từ khi xung đột nổ ra, trong đó có những hạn chế nhập khẩu công nghệ tiên tiến vào nước này.

Tuy nhiên, họ đã nhấn mạnh sự cần thiết - trên cơ sở nhân đạo - phải duy trì mạng lưới viễn thông hoạt động để cho phép người Nga tiếp cận thông tin từ nước ngoài.

Nokia cho biết sẽ “cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để duy trì mạng lưới” và đang xin giấy phép để đảm bảo tuân thủ các lệnh trừng phạt.

Hôm 11/4, Ericsson cho biết sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga vô thời hạn và cho công nhân nghỉ việc có lương. Trước đó, vào cuối tháng 2, họ đã tạm dừng tất cả việc giao hàng cho khách hàng tại Nga.

Các công ty phương Tây đã bỏ hàng loạt doanh nghiệp ở Nga sau khi cuộc xung đột nổ ra vào cuối tháng Hai. Nga đang đối mặt nhiệm vụ khó khăn là phải xây dựng các giải pháp thay thế “cây nhà lá vườn” cho những sản phẩm và dịch vụ của phương Tây, có thể là với sự giúp đỡ của các nhà cung cấp Trung Quốc.

Nhiệm vụ này có thể mở rộng đến Internet thế hệ tiếp theo của nó. Nokia và Ericsson là hai trong số những nhà cung cấp mạng di động 5G lớn nhất thế giới - mạng internet cực nhanh sẽ làm nền tảng cho hàng loạt công nghệ trong tương lai.

nokia.png
Nokia tuyên bố rút khỏi Nga, trong khi Ericsson tạm dừng hoạt động kinh doanh tại đây vô thời hạn, khiến khả năng xây dựng mạng 5G siêu nhanh của nước này bị đặt dấu chấm hỏi. Ảnh: AFP

Trong 4 năm qua, các công ty đã tung ra số lượng mạng 5G thương mại và thử nghiệm cao nhất trên toàn cầu, Ericsson tung ra 216 mạng và Nokia 200 - theo Kagan, nhà cung cấp dữ liệu thuộc sở hữu của S&P Global Market Intelligence. Huawei của Trung Quốc đứng thứ ba.

Cả ba nhà cung cấp này đều quan trọng với Nga: Huawei và ZTE, một công ty Trung Quốc khác, cung cấp từ 40-60% thiết bị mạng không dây của Nga, trong khi Nokia và Ericsson cung cấp phần còn lại, Financial Times đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ tập đoàn nghiên cứu viễn thông Dell'Oro Group.

Hồi tháng 11, Nokia cho biết đang liên doanh với Yadro, một nhà phát triển lưu trữ dữ liệu của Nga, để xây dựng các trạm gốc viễn thông 4G và 5G ở nước này. Người phát ngôn của Nokia xác nhận với CNN Business rằng dự án đó hiện đã bị hủy bỏ.

Những báo cáo gần đây cho thấy Huawei - công ty cung cấp mạng 5G cho nhà mạng di động lớn nhất của Nga là MTS - có thể theo chân các đối thủ châu Âu trong việc ngừng hoạt động kinh doanh mới ở nước này.

Hôm 12/4, Forbes đưa tin Huawei đã buộc một số nhân viên văn phòng ở Nga nghỉ một tháng, sau khi hãng này đình chỉ các đơn đặt hàng mới. Huawei lo ngại sẽ phạm phải các lệnh trừng phạt của phương Tây nếu hoạt động kinh doanh ở Nga, một nguồn tin cho biết.

Tuy nhiên, Huawei, công ty vẫn tìm cách để tồn tại sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế nghiêm trọng quyền tiếp cận công nghệ quan trọng của họ, đến nay vẫn giữ im lặng, ngoại trừ kêu gọi hòa bình ở Ukraina.

Khi được hỏi về các lệnh trừng phạt đối với Nga tại một hội nghị về thu nhập hồi tháng 3, Chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping cho biết: “Cũng giống như mọi người, chúng tôi hy vọng sẽ thấy ngừng bắn và kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Chúng tôi cũng tin rằng sự lãnh đạo sáng suốt sẽ sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng này và trả lại cuộc sống bình thường”.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement