Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nokia, BlackBerry: Trở lại có lợi hại như xưa?

Khoa học - Công nghệ

28/01/2017 06:27

Những cựu vương một thời đang phải loay hoay với bài toán sản phẩm, người dùng để đảm bảo màn trở lại của mình không trở thành trò cười cho thiên hạ.

Khi Steve Jobs giới thiệu iPhone vào năm 2007, nó trở thành một chuẩn mực thiết kế mới với màn hình thuần cảm ứng, thổi bay những chiếc di động sử dụng bàn phím thời đó như Moto Q, Palm Treo, Nokia E62 hay BlackBerry Pearl.

Thời đó, Nokia và BlackBerry được xem là tiêu chuẩn của làng công nghệ trong khi Apple là ngôi sao mới nổi.

10 năm sau, mọi việc có vẻ đang đảo ngược khi iPhone kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 với doanh số cực lớn, thị phần liên tục mở rộng. Trong khi đó, BlackBerry và Nokia dường như đã đi qua địa ngục một lần và trở lại với hình hài mới.

Bản mẫu của BlackBerry Mercury xuất hiện tại triển lãm CES vừa qua. Model này nhiều khả năng được giới thiệu chính thức tại MWC. Ảnh:Android Authority.

Không hẹn mà gặp, BlackBerry và Nokia đều hé lộ sản phẩm mới của mình tại triển lãm CES. Với BlackBerry, họ dự định cho ra mắt chiếc Mercury - smartphone cao cấp cuối cùng sử dụng bàn phím QWERTY trong khi HMD Global - công ty sở hữu thương hiệu điện thoại Nokia trong 10 năm tới - chọn nhóm di động tầm trung để đánh chiếm thị trường với chiếc Nokia 6.

Những kẻ mượn tên

Điều hài hước là cả Nokia và BlackBerry đều không tự tạo ra những chiếc di động mang tên họ. Nokia bán bản quyền sử dụng thương hiệu cho HMD Global (và nhà sản xuất là FHI Mobile). BlackBerry vẫn sở hữu những tài sản như BlackBerry Hub nhưng công ty có tên TCL là người sản xuất điện thoại.

Chính những công ty này quyết định sự tồn vong của thương hiệu điện thoại Nokia, BlackBerry khi trở lại.

Đánh cược vào Android

Nokia, BlackBerry từng tự hào không đánh đồng mình với vô vàn các nhà sản xuất Android. Nokia có Symbian, sau đó hợp tác với Microsoft để sử dụng Windows Phone trong khi BlackBerry quản lý cả phần cứng lẫn phần mềm với BlackBerry OS.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi khiến cả 2 thương hiệu này buộc phải lựa chọn Android như là phương thức cứu cánh cho vận mệnh của mình.

Nokia 6 chạy Android nhưng loại bỏ các dịch vụ Google, như nhiều smartphone bán tại Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, bản quốc tế của nó sẽ có đầy đủ các tính năng cần thiết. Trong khi đó, Mercury đã là chiếc di động Android thứ 4 của BlackBerry.

Nokia, BlackBerry hiện đều cho các đối tác mượn tên tuổi để sản xuất smartphone. Ảnh:NDTV.

Con đường khác nhau

Nokia và BlackBerry có tham vọng như nhau nhưng hướng đi khác nhau. BlackBerry Mercury hướng đến nhóm người dùng cao cấp. Chưa biết nó cao đến mức nào nhưng chắc chắn model này không ở nhóm tầm trung.

Trong khi đó, Nokia 6 chắc chắn chỉ là một model trung cấp với giá bán khoảng 250 USD. Mặc dù hãng có kế hoạch ra smartphone cao cấp với tên mã P1 tại triển lãm MWC, người ta tin rằng nhóm tầm trung mới là thị trường trọng điểm của họ.

Việc HMD chọn Trung Quốc thay vì Mỹ hay châu Âu để bán ra sản phẩm này trước tiên cũng cho thấy điều đó.

Khách hàng của họ là ai?

Những lộ trình, kế hoạch sẽ trở thành vô nghĩa nếu smartphone của họ không có người mua. Ở một thị trường di động chật chội như hiện tại, cơ hội để các thương hiệu này gây dựng thanh thế như xưa không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Trong thời kỳ dưới quyền sở hữu của Microsoft, điện thoại Lumia có sức ảnh hưởng rất lướn ở nhóm giá rẻ, đặc biệt tại các thị trường mới nổi. Với người dùng tại đây, Lumia là cái tên giá trị để mua. Với việc tích hợp Android, điện thoại Nokia của HMD còn cơ hội ở nhóm tầm trung.

BlackBerry - trong khi đó - vẫn đang loay hoay với việc định hình xem mình nên đứng ở đâu. Điểm mạnh lớn nhất trên những chiếc smartphone của họ là khả năng bảo mật - thứ thu hút người dùng doanh nghiệp hơn là nhóm phổ thông.

Bàn phím QWERTY của họ là một thứ gì đó độc đáo mà không nhà sản xuất nào có được. Mặc dù nhóm người dùng yêu thích cách nhập liệu này không lớn, có lý do để tin BlackBerry vẫn có thể tạo thêm tập người dùng trung thành mới nếu khai thác hiệu quả tính năng này.

Cho đến hiện tại, có không ít tín đồ trước đây của Nokia và BlackBerry đã quay lưng với họ, chuyển sang với Android hoặc iPhone.

Chỉ cần thuyết phục được nhóm khách hàng này, cơ hội của cả 2 đã sáng sủa hơn nhiều. Họ có thể gặp khó khăn nhưng điểm mạnh về thương hiệu và uy tín là thứ nhiều hãng di động khác nằm mơ cũng không có được.

Theo THÀNH DUY (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement