Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nỗi lo COVID-19 khiến thị trường vaccine toàn cầu loạn giá

Chính sách - Hạ tầng

16/08/2020 15:20

Ngoài yếu tố y khoa và chính trị, vaccine COVID-19 còn là “mỏ vàng” về mặt kinh tế.

Thị trường vaccine loạn giá

Theo The Wall Street Journal, chi phí vaccine COVID-19 đang là mối quan tâm của cả các nhà khoa học và công chúng, vì mọi người đều hy vọng loại bỏ căn bệnh này và trở lại cuộc sống bình thường trước đại dịch. Ngoài yếu tố y khoa và chính trị, vaccine COVID-19 còn là “mỏ vàng” về mặt kinh tế, trong bối cảnh cơn khát vaccine để ngăn ngừa virus Corona chủng mới.

Hầu hết các công ty hiện đã tiết lộ giá cả tương lai và thỏa thuận với các chính phủ quốc gia khác nhau được báo cáo thành công với vaccine tương ứng của họ. Nguồn ảnh: Express.
Hầu hết các công ty hiện đã tiết lộ giá cả tương lai và thỏa thuận với các chính phủ quốc gia khác nhau được báo cáo thành công với vaccine tương ứng của họ. Nguồn ảnh: Express.

Với 5 ứng cử viên vaccine COVID-19 tiềm năng đang trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối và kết quả ban đầu dự kiến ​​vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, manh mối về giá của vaccine tiềm năng đã bắt đầu xuất hiện.

Viện nghiên cứu Moderna, một trong những nơi dẫn đầu trong cuộc đua vaccine, đã thực hiện các giao dịch với giá từ 32-37 USD cho mỗi liều vaccine COVID-19 thử nghiệm trong các thỏa thuận với một số nước khác. Điều này khiến những người ủng hộ người tiêu dùng lo ngại về một thỏa thuận không công bằng cho những người đóng thuế Mỹ. Vì chính phủ Mỹ đã cấp cho Moderna hàng triệu USD để hỗ trợ các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng của vaccine.

Tiến sĩ Arthur L. Caplan, Giáo sư sinh học tại NYU Langone Health, New York cho rằng: Điều này có thể không khuyến khích một số người tiêm vaccine.

Các công ty dược phẩm khác nằm trong Chiến dịch Warp Speed, nỗ lực ​​vaccine của chính quyền Trump, dự kiến ​​sẽ tính phí từ 4-20 USD cho mỗi liều vaccine. Tuần trước, Johnson & Johnson đã đồng ý cung cấp 100 triệu liều vaccine sử dụng ở Mỹ để đổi lấy hơn 1 tỉ USD từ chính phủ liên bang, với mức giá mỗi liều khoảng 10 USD. 

Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã đảm bảo một thỏa thuận đặt hàng trước với Pfizer và BioNTech với giá 19,5 USD cho mỗi liều vaccine COVID-19. Trong khi đó, AstraZeneca (hãng dược Anh) đã đồng ý cung cấp 300 triệu liều vaccine cho Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ USD, tức mỗi liều sẽ có giá 4 USD. AstraZeneca cũng đã ký thỏa thuận cung cấp vaccine tiềm năng của công ty cho Ý, Đức, Pháp và Hà Lan với giá từ 3-4 USD/liều.

Nỗi lo COVID-19 khiến thị trường vaccine toàn cầu loạn giá

Mới đây hôm 12/8, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty R-Pharm, ông Alexey Repik cho biết giá xuất khẩu vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 của Nga mang tên Sputnik V sẽ có ít nhất là 5 USD mỗi liều. Ông Alexey Repik thừa nhận lô vaccine đầu tiên rất có thể khá đắt, nhưng chắc chắn giá vaccine sẽ giảm khi số lượng sản xuất đạt quy mô công nghiệp đủ lớn.

Giám đốc Điều hành Moderna, ông Stéphane Bancel cho biết, các thỏa thuận mua số lượng lớn hơn thì vaccine sẽ được định giá thấp hơn. Chi phí cho một loại vaccine phụ thuộc vào số lượng liều cần thiết. Cả Pfizer và Moderna đều đang thử nghiệm chế độ 2 liều.

Hôm 21/7, Hạ nghị sĩ Mỹ Jan Schkowsky trong phiên điều trần tại Ủy ban Hạ viện về Năng lượng và Thương mại đã hỏi các nhà sản xuất vaccine liệu họ có cam kết bán vaccine với giá gốc, nghĩa là không có lợi nhuận hay không. Chủ tịch của Moderna - ông Stephen Hoge trả lời: “Chúng tôi sẽ không bán nó với giá gốc”.

Theo trang web theo dõi giá thuốc theo toa GoodRx, so sánh những mức giá này với thuốc chủng ngừa cúm theo mùa, mức giá có thể lên tới 67 USD/liều.

Trong khi đó, Viện Serum của Ấn Độ nhận được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) để sản xuất vaccine với giá 3 USD/liều, nhằm giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hiện, đây được xem là mức giá thấp nhất được đề xuất, trong bối cảnh các ứng cử viên vaccine tiềm năng khác đang tiếp tục được phát triển. Viện Serum đã đồng ý sản xuất đến 1 tỉ liều vaccine này cho 57 quốc gia đủ điều kiện nộp đơn xin hỗ trợ vaccine mới lên GAVI.

Chi phí không phải là rào cản duy nhất đối với tiêm chủng

Các chính phủ đang chi hàng tỉ bảng Anh, USD, euro, nhân dân tệ Trung Quốc và mọi loại tiền tệ khác với hy vọng về một loại vaccine hơn là những câu trả lời chắc chắn. Chính phủ Anh kỳ vọng vào vaccine là cách duy nhất để đánh bại hoàn toàn đại dịch. Bộ trưởng Y tế Anh - ông Matt Hancock tuyên bố rằng: Chính phủ Anh đã "ném tất cả mọi thứ" vào nỗ lực tìm kiếm một loại vaccine.

Giờ đây, nỗ lực tìm kiếm “viên đạn bạc” ngăn chặn COVID-19 cũng đạt nhiều thành tựu đang khích lệ.

Để đảm bảo tiêm chủng rộng rãi và giúp kìm chế đại dịch hiện giết chết hơn 756.000 người là điều không dễ dàng. Nguồn ảnh: AFP.
Để đảm bảo tiêm chủng rộng rãi và giúp kìm chế đại dịch hiện giết chết hơn 756.000 người là điều không dễ dàng. Nguồn ảnh: AFP.

Tiến sĩ Arthur L. Caplan cho rằng: Cách để thúc đẩy việc hấp thu vaccine, ngoài việc giảm chi phí, là làm cho vaccine dễ dàng tiếp cận chứ không phải là vấn đề về giá. Điều này đặc biệt quan trọng vì các cuộc thăm dò phát hiện rằng, có từ 1/3 đến 1/2 số người Mỹ cho rằng họ sẽ không tiêm vaccine COVID-19 vì nhiều lý do khác nhau.

Bà Sara Rosenbaum, Giáo sư luật y tế và chính sách tại Đại học George Washington, Mỹ cho biết: Ngay cả khi vaccine miễn phí cho những người nhận nó, vẫn có những vấn đề khác có thể làm giảm tỉ lệ tiêm chủng. Tiến sĩ A. Mark Fendrick Giám đốc Trung tâm Thiết kế Bảo hiểm Dựa trên Giá trị của Đại học Michigan, Mỹ khẳng định: “Tôi không chỉ muốn có vaccine COVID-19 miễn phí. Tôi muốn mọi người có hứng thú sử dụng nó, bởi vì có những lợi ích cho xã hội ngoài sức khỏe của cá nhân”.

Tuy nhiên, Giáo sư luật Adam Mossoff tại Đại học George Mason, người chuyên về sở hữu trí tuệ cho biết: những nỗ lực kiểm soát giá vaccine và thuốc trong đại dịch COVID-19 có thể gây ra những tác động không nhỏ trong ngành dược phẩm sinh học, cuối cùng là kìm hãm sự đổi mới.

Niềm tin của người dân là rất quan trọng trong phản ứng của toàn cầu đối với đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Do đó, cam kết về tính minh bạch liên quan đến việc phát triển vaccine là điều hết sức quan trọng. 

NHUẬN BẢO
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement