Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nỗi lo cạnh tranh từ vốn FDI đổ vào bất động sản

Bất động sản

30/03/2017 07:19

Cùng với việc siết tín dụng của các ngân hàng, nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản đã tăng mạnh. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và xa hơn nữa là doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ bị thâu tóm.

Tăng vọt

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy trong quý I năm nay cho thấy, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71 tỉ USD. Con số này tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành của hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,57 tỉ USD. Tiếp theo là kinh doanh bất động sản với 52,58 tỉ USD.

Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỉ USD. Tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành. Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỉ USD. Bình Dương đứng thứ hai với 28,2 tỉ USD. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thu hút được 27,2 tỉ USD…

Còn tính trong 2 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 345,5 triệu USD vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư FDI và tăng gần 12 lần so mức 29,07 triệu USD của cùng kỳ 2016.

Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản đã giúp hồi sinh nhiều dự án trùm mền

Trong 2 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài đã cấp mới cho 11 dự án bất động sản với số vốn đăng ký 308,95 triệu USD. Có hai dự án tăng vốn và có 14 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị gần 59 triệu USD.

Hoạt động xây dựng cũng thu hút được 50 triệu USD, tăng gần 60% so cùng kỳ 2016. Trong đó, có 20 dự án được cấp mới với tổng vốn 17,55 triệu USD. Sáu dự án tăng vốn thêm 7,1 triệu USD. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có 36 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị 25,38 triệu USD.

Tiêu biểu cho dòng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam là Tập đoàn đầu tư Meada của Nhật ký kết hợp tác với Công ty Xây dựng Thiên Đức để triển khai dự án Wateria Suites có tổng đầu tư 30 triệu USD tại quận 2, TP.HCM.

Tương tự, liên doanh giữa Kajima của Nhật Bản với Quỹ đầu tư Indochina Capital lên kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD trong 10 năm tới để mua lại các dự án bất động sản ở Việt Nam. Tập đoàn Mitsubishi cũng liên doanh với Tập đoàn Bitexco phát triển dự án nhà ở với quy mô khoảng 290 triệu USD tại Hà Nội. Hay

Đặc biệt, dòng vốn FDI đổ mạnh vào lĩnh vực M&A dự án. Chẳng hạn, Tập đoàn Creed Group Nhật Bản đã đầu tư vào An Gia Investment số tiền 200 triệu USD để cùng phát triển các dự án bất động sản tầm trung tại TP.HCM…

Dễ bị thâu tóm

Nói về việc các doanh nghiệp FDI ồ ạt đổ vốn vào Việt Nam, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư lĩnh vực bất động sản Việt Nam do nhìn thấy triển vọng của thị trường. Hơn nữa, Việt Nam cũng là điểm đầu tư rất an toàn và sinh lợi tốt.

Ngoài ra, Thông tư 06 sửa đổi đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành sẽ siết tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải hợp tác với các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài để tìm nguồn vốn có lãi suất rẻ và dồi dào hơn để làm dự án.

“Đây là tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản. Doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài và người mua nhà sẽ được hưởng lợi”, ông Châu nói.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI cũng tạo ra áp lực cạnh tranh và đẩy doanh nghiệp thuần Việt đến nguy cơ bị thâu tóm

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó tổng Giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát cho biết, bất động sản cần lượng tiền rất lớn nên một vài tỉ USD không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bất động sản sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.

Phó tổng Giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát cho rằng, khó có chuyện dòng vốn FDI sẽ thâu tóm hoặc thao túng thị trường. Bởi đặc thù của bất động sảnkhông phải là chuỗi cung ứng như ngành bán lẻ hay mĩ phẩm, nước giải khát.

“Thị trường bất động sản có rất nhiều nhà đầu tư, cần quỹ đất lớn, nhiều công đoạn pháp lý và dòng tiền cực lớn. Mỗi doanh nghiệp cũng phải đầu tư lâu dài nên khó xảy ra chuyện thâu tóm”, ông Bình nói.

An Gia Invesment đã hợp tác với Quỹ đầu tư Creed Group được hai năm. Hiện tại, Creed Group là thành viên Hội đồng quản trị của An Gia Invesment. Mỗi dự án của An Gia, Creed Group đều góp vào 50% vốn đầu tư. Cơ chế làm việc là giữa hai bên kiểm soát lẫn nhau. Trong đó, Creed Group kiểm soát dòng tiền đi ra vào. An Gia phát triển dự án và bán hàng.

Ông Lương Sĩ Khoa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị An Gia Investment cho biết, doanh nghiệp địa phương có lợi thế lớn về thủ tục, pháp lý. Đồng thời hiểu được văn hóa, nhu cầu của khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp.

Về khả năng bị thâu tóm, ông Khoa cho rằng nếu công ty của mình không đủ mạnh thì sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát. “Tuy nhiên, chúng tôi sẵng sàng sở hữu 5-10% cổ phần trong một công ty có giá trị hàng tỉ USD hơn là chủ của một doanh nghiệp nhỏ”, ông Khoa nói.

Còn ông Masakazu Yamaguchi, Giám đốc Quỹ đầu tư Creed Group tại Việt Nam cho biết, lãi suất ngân hàng ở Nhật Bản chưa tới 1%/năm. Do đó, mang tiền ra nước ngoài đầu tư sẽ có lợi nhuận nhiều hơn.

“Việt Nam là thị trường ưu tiên của Creed Group. Hiện tại, thị trường bất động sản Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và chúng tôi vẫn muốn đầu tư thêm vào đây”, ông Masakazu Yamaguchi nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, những năm gần đây các doanh nghiệp nước ngoài liên tục đổ vốn và thâu tóm siêu thị, chăn nuôi, trồng trọt, thức ăn, mỹ phẩm… Do đó, dòng tiền FDI ồ ạt đổ vào bất động sản là điều tất yếu.

Cứ cho là bất động sản lãi mỗi năm 10-15% thì các doanh nghiệp FDI đã chấp công ty thuần Việt nửa chặng đường. Ở nước ngoài, tiền vay chỉ có lãi suất từ 0-1%/năm. Còn ở nước ta, doanh nghiệp vay tiền ít nhất cũng phải trả lãi ít nhất 10%/năm.

“Chỉ là chênh lệch về lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp Việt Nam đã thua rồi. Chúng ta sẽ khó cạnh tranh với họ về vốn và dễ bị thâu tóm”, ông Đực nói.

Điều ông Đực lo lắng không phải không có lý khi 3 tháng đầu năm, lượng vốn đăng ký tăng thêm vào những doanh nghiệp mà FDI đã đầu tư 3.940,01 triệu USD, tăng 306,4% so với cùng kỳ năm 2016. Còn số tiền góp vốn, mua cổ phần đạt tới 852,86 triệu USD, tăng 271,5% so với quý I năm 2016.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement