Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nóc nhà ngày nay thuộc về người cha, hay người có tiếng nói trọng lượng trong nhà?

Dân sinh

31/03/2021 09:08

"Nóc nhà" ngày nay thuộc về ai? Vai trò của người cha như thế nào để trẻ không gây ra những rắc rối - nhất là với những nhà chỉ có người mẹ nuôi dạy con?

Trong chuyến công tác về quê vừa qua, tôi có cơ hội "chén chú, chén anh" với các chiến hữu quê nhà. Khi gọi điện gọi nhau đi tụ tập các chiến hữu lại hỏi kèm câu:

- Ông đi nhậu hỏi vợ chưa đấy? Nhà là phải có nóc đấy nhé.

Trong các bữa nhậu, cánh đàn ông nhiều phen cười nghiêng ngả mỗi khi có anh bị vợ gọi điện càm ràm, mỗi anh thể hiện một vẻ. Có anh chồng "nóc nhà" nghe điện thoại vợ chỉ cần nạt một câu là cô vợ ngoan ngoãn cúp máy, không dám gọi hối thêm lần nào. Nhưng có những cô vợ "nóc nhà" chỉ cần quát một tiếng, anh chồng sẽ lẳng lặng rời khỏi bàn nhậu. 

Câu "nóc nhà" càng phổ biến sau khi có bài Rap trên mạng xã hội có những câu:

"Ra đường anh là cá mập

Ở nhà anh là cá con

Chúng nó bảo anh sợ vợ á

Anh bảo chúng nó quá non

Nhà nào mà chả có mái

(JustaTee)

Nóc nhà ngày nay thuộc về người cha, hay người có tiếng nói trọng lượng trong nhà? - Ảnh 2.

Nóc nhà xưa chỉ người đàn chồng, người cha trong nhà. Ảnh minh họa.

Khái niệm "nóc nhà", còn gọi là mái nhà - người Việt xưa thường dùng chỉ người chồng, người cha là "trụ cột" gánh vác gia đình, có toàn quyền quyết định mọi việc, quan trọng như cái "nóc nhà".

Nhưng tới năm 2020 đã có tới 70% phụ nữ vươn ra ngoài xã hội, tham gia vào lực lượng lao động, làm kinh tế, địa vị của phụ nữ tăng lên... thì "nóc nhà" có sự thay đổi, không nhất thiết phải là đàn ông. Nhiều nhà "con không có cha" vẫn có thể được che chở, chăm sóc đủ đầy.

Nóc nhà ngày nay thuộc về người cha, hay người có tiếng nói trọng lượng trong nhà? - Ảnh 3.

Nóc nhà ngày nay ngầm hiểu dành cho ai nắm kinh tế, khỏe hơn... trong nhà. Ảnh minh họa.

"Nóc nhà" cũng có sự thay đổi, ngày nay được ngầm hiểu là thuộc về người có "tiếng nói trọng lượng" nhất trong nhà, người nắm quyền kinh tế, hay giỏi kiến thức hơn, khỏe hơn... trong nhà. Và không ít gia đình "nóc nhà" được chỉ tới người vợ giỏi giang, biết ăn nói, biết kiếm tiền...

Khái niệm "nóc nhà" còn ảnh hưởng sang cả hai bên nội - ngoại. Ví như gia đình bên ngoại, hay bên nội "mạnh" hơn tiềm lực kinh tế, uy thế, chức quyền, gia tộc đông anh em họ hành... thì tự nhiên "át" được bên kia, có tiếng nói quyết định trong mọi việc vì được xem là "nóc nhà".

Nhiều người rất kiêu hãnh tự hào về bản thân mình, hay gia đình mình là "nóc nhà" theo cách như thế. Không ai có cảm giác xấu hổ khi "cái nóc" được xây dựng dựa trên sự yếu thế tạm thời trong một giai đoạn nào đó của những người bên cạnh mình.

Cách dùng "nóc nhà" ngày nay phản ánh sự thay đổi cái nhìn của giới trẻ về vai trò của nữ giới. Nhưng... có còn cần hay không những "nóc nhà" với vai trò gương mẫu của người cha? 

Theo các nhà tâm lý học, con cái rất cần tấm gương người cha kiên định, mạnh mẽ, để chúng ngưỡng mộ, thậm chí trừng phạt khi chúng không vâng lời. Trẻ trai học được những phẩm chất đàn ông như sự năng động, tính độc lập, sự tự chủ, quyền hành, kỷ luật để duy trì nề nếp kỷ cương từ người cha (đặc biệt đối với con trai độ tuổi mới lớn) - là điều người mẹ khó lòng mang lại cho chúng, thậm chí trẻ còn gây những rắc rối khi tự đi tìm "bản lĩnh đàn ông".

Nóc nhà ngày nay thuộc về người cha, hay người có tiếng nói trọng lượng trong nhà? - Ảnh 4.

"Con có cha như nhà có nóc". Anh minh họa.

Với những trẻ gái nếu có được tình yêu thương, bảo bọc của người cha nó sẽ cảm nhận được sự quý giá và tốt đẹp của tình yêu, nhờ đó mà trở nên tự tin, mạnh mẽ trong cuộc sống.

Người cha hướng con cái đến sự phát triển lâu dài. Người mẹ chú ý đáp ứng những nhu cầu trước mắt. Việc giáo dục của người cha giúp con cái có thể đương đầu với trở lực, hình thành óc sáng tạo và tinh thần độc lập. Với người mẹ thường chú trọng đến sự gắn bó và hạnh phúc giản đơn.

Cho nên câu: "Con có cha như nhà có nóc" đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Các "nóc nhà" hãy luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, là nền tảng của tình yêu thương gia đình, mang ý nghĩa bảo bọc, chở che, ôm ấp, mang lại bình yên cho mái ấm gia đình, để những thành viên cùng phát triển, bình đẳng, tôn trọng, tự nguyện thấu hiểu, giúp đỡ nhau... 

NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement