Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nợ xấu ngân hàng duy trì xu hướng tăng

Ngân hàng

09/11/2023 12:31

Theo báo cáo ngành ngân hàng của VNDirect, cuối quý 3/2023, tình hình tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống đạt 7,0%, thấp hơn đáng kể so với mức 11% ở cuối quý 3/2022, nhưng tăng đáng kể từ mức 4,48% ở cuối tháng 8/2023.

Trong quý 3/2023, sự chênh lệch rõ rệt về tăng trưởng tín dụng giữa các Ngân hàng Quốc doanh (NHQD) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) đã thu hút sự chú ý. 

Nhóm NHQD như VCB và BID ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn ở mức 1% và 1,4% tương ứng so với mức trung bình 2,4% của top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất. Điều này có thể được giải thích bằng hai yếu tố chính là nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục và các NHQD thể hiện khẩu vị rủi ro cho vay thấp.

Ngược lại, một số NHTMCP như VPB, VIB, LPB lại ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong việc cho vay khách hàng doanh nghiệp. Ví dụ, VPB đạt 6,4%, VIB là 4,6%, và LPB là 4,0% so với quý trước. 

Dự kiến trong quý 4/2023, các ngân hàng có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn như VPB, MBB, HDB sẽ tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng trong ngành.

Dự báo tăng trưởng tín dụng 10% so với cùng kỳ năm trước cho năm 2023, nhưng con số này vẫn thấp hơn mức mục tiêu 14% mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng kém khả quang trong quý 3  - Ảnh 1.

Trải qua quý 3/2023, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 47 điểm cơ bản, về mức 3,32% so với cùng kỳ. Trong số này, 22/25 ngân hàng ghi nhận giảm NIM, và điều này được giải thích bởi tốc độ tăng lãi suất cho vay thấp hơn so với tốc độ tăng chi phí huy động, một động thái phản ánh sự hỗ trợ đặc biệt cho khách hàng từ phía ngân hàng.

Nhìn chung, trong danh sách những ngân hàng có vốn hóa vừa và lớn, chỉ có STB, VIB, và CTG có khả năng duy trì hoặc thậm chí là tăng NIM so với cùng kỳ. Điều này đặc biệt rõ ràng ở VIB và CTG, khi cả hai đã tận dụng việc cho vay liên ngân hàng với tỷ trọng cao, giảm chi phí vốn (COF) và làm tăng hiệu suất NIM.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực xuất phát từ việc COF trong quý 3/2023 giảm 33 điểm cơ bản so với quý trước, đây là lần giảm đầu tiên kể từ quý 1/2022. Hiệu quả này chủ yếu đến từ hai yếu tố là nguồn huy động chi phí thấp bắt đầu phát huy hiệu quả và tỷ lệ CASA tăng cao hơn từ 18,1% cuối quý 2/2022 lên 18,9% cuối quý 3/2023.

VNDirect dự kiến trong quý 4/2023, COF sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn, đặc biệt là nhờ vào sự tăng cao của tiền gửi chi phí thấp trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng.

Mặc dù NIM có thể không cải thiện ngay lập tức do nhu cầu tín dụng vẫn yếu, nhưng những ngân hàng sở hữu tỷ trọng cho vay cá nhân cao và tỷ lệ huy động bằng đồng USD thấp sẽ có cơ hội cải thiện NIM tốt hơn so với các đối thủ. Năm 2024, VNDirect dự đoán NIM sẽ có khả năng phục hồi khi nhu cầu tín dụng và tăng trưởng kinh tế quay lại.

Tính đến cuối quý 3/2023, top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất đang tiếp tục đối mặt với thách thức về chất lượng tài sản, khi tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì xu hướng tăng lên 2,24%, con số cao nhất từ năm 2017. 

Mặc dù vậy, điều đáng chú ý là tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) chỉ giảm nhẹ xuống 94% vào cuối quý 3/2023 so với 98% vào cuối quý 2/2023 và bằng với mức cuối năm 2020. Điều này cho thấy bộ đệm dự phòng của ngành ngân hàng đã được duy trì một cách khá ổn định trong suốt những năm qua.

Thêm vào đó, tín hiệu tích cực khác là tỷ lệ % nợ nhóm 2 đã giảm xuống còn 2,3% vào cuối quý 3/2023 so với 2,5% vào cuối quý 2/2023. Điều này là một dấu hiệu tích cực, chỉ ra rằng quá trình hình thành nợ xấu đang giảm tốc. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, VNDirect dự đoán rằng chi phí dự phòng sẽ tiếp tục là một yếu tố làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý sắp tới.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement