Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nợ xấu của các doanh nghiệp sẽ được đưa lên mạng và biến thành hàng hoá

Doanh nghiệp

17/01/2018 17:10

Năm 2018, VAMC dự kiến mua nợ xấu bằng phát hành theo trái phiếu đặc biệt khoảng 25.000-30.000 tỉ đồng, mua theo giá thị trường 3.500 tỉ đồng.

Ngày 17/1, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, năm 2017 VAMC thực hiện mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt gần 32.000 tỉ đồng, mua theo cơ chế thị trường đạt gần 3.200 tỉ đồng.

Tổng số tiền VAMC thu hồi nợ và phối hợp các tổ chức tín dụng thu hồi nợ cũng được gần 32.000 tỷ đồng. So với 4 năm trước, số thu hồi nợ của VAMC và các tổ chức gần đạt 2/3. Có thể nói năm 2017 là năm thành công của ngành ngân hàng trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đặc biệt là thuận lợi từ cơ chế chính sách của Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Vì thế, ý thức của khách hàng trong vấn đề khắc phục nợ tại các ngân hàng thương mại và VAMC tốt hơn, phối kết hợp, hợp tác với khách hàng tốt hơn. Từ khuôn khổ pháp lý này, bản thân các tổ chức tín dụng và VAMC thực hiện thành công giảm thiểu nợ xấu, trong nội mạng và ngoại mạng của các tổ chức tín dụng. 

VAMC đã mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt gần 32.000 tỉ đồng trong năm 2017.
VAMC đã mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt gần 32.000 tỉ đồng trong năm 2017.

“Nghị quyết 42 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho VAMC thực hiện mua nợ theo cơ chế thị trường. Ngay từ đầu năm 2017, chúng tôi đã chỉ đạo các ban chức năng của công ty phân loại đánh giá các khoản nợ để đưa ra các phương án xử lý phù hợp. Bởi muốn xử lý được các khoản nợ xấu, nợ khó xử lý thì phải hiểu rõ, nắm rõ thực trạng của khách hàng cũng như khoản nợ, tài sản đảm bảo của nợ xấu đó”, ông Đông nói.

Chủ tịch VAMC cho biết thêm, với nguồn lực của công ty, vốn ngân sách cấp còn có hạn nên VAMC chỉ có khoảng 2.000 tỉ đồng để mua hơn 3.000 tỉ đồng trong năm 2017. Công ty đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng là trả một phần, còn lại sau 3-6 tháng khi xử lý xong khoản nợ sẽ thanh toán đủ.

Khó khăn thứ hai mà VAMC gặp phải trong quá trình xử lý nợ là đa phần khách hàng có nợ xấu thì sự hợp tác là không như ban đầu khi đặt vấn đề vay vốn các ngân hàng. Nên phải có tìm hiểu rất kĩ từ pháp lý, hồ sơ đến thực tế cũng như cần sự phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương trong xử lý khoản nợ.

Đánh giá về hoạt động của VAMC, ông Đông cho rằng thị trường mua bán nợ Việt Nam hiện vẫn chưa hình thành rõ nét. Thị trường mua bán nợ cũng giống như cái chợ, có người mua bán, thỏa thuận giá. 

“Chúng tôi đang xây dựng một hệ thống Công nghệ thông tin để kết nối được quản lý các khoản nợ của VAMC và các tổ chức tín dụng, đưa lên hệ thống mạng. Các dữ liệu này chính là hàng hóa đưa ra thị trường", ông Đông nói.

Trong năm 2018, các chỉ tiêu như mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt có thể bằng hoặc giảm so với năm trước. Tuy nhiên, VAMC sẽ đẩy mạnh mua nợ theo cơ chế thị trường để mua bán dứt điểm các khoản nợ này, tiếp tục phân loại xử lý cho phù hợp. 

Cùng với đó là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho VAMC như có trụ sở làm việc phù hợp, gắn với đầu tư trang thiết bị tin học, đảm bảo phân tích, phân loại, đánh giá các khoản nợ, cập nhật thông tin một cách minh bạch. Phát triển thị trường mua bán nợ, đưa các khoản nợ lên để các cá nhân tổ chức tham gia vào, giải quyết nợ xấu mà VAMC đã mua.

VAMC dự kiến mua nợ xấu bằng phát hành theo trái phiếu đặc biệt khoảng 25.000-30.000 tỉ đồng, mua theo thị trường 3.500 tỉ đồng ở mức tối thiểu, còn thực tế sẽ tùy thuộc vào cấp vốn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement