Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nợ vay và tồn kho của doanh nghiệp BĐS nhà ở ‘phình to’ ra sao?

Doanh nghiệp

27/08/2021 09:00

Nửa đầu năm, tổng nợ vay các doanh nghiệp tăng 5% so với đầu kỳ, trong đó Novaland và Vinhomes nợ lớn nhất.

Tổng nợ vay tăng 5% so với đầu kỳ

Theo thống kê của Người Đồng Hành, 19 doanh nghiệp bất động sản nhà ở có tổng nợ vay tại ngày 30/6 là 113.539 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, 2 doanh nghiệp có tổng nợ vay trên 10.000 tỷ đồng là Novaland (HoSE: NVL) và Vinhomes (HoSE: VHM). Số nợ vay từ 2 doanh nghiệp này chiếm 65% tổng nợ vay của các nhóm công ty được thống kê.

1-png_162994946675.png
Đơn vị: tỷ đồng

Novaland có nợ vay 51.303 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu kỳ. Trong cơ cấu nợ vay, 35% là nợ ngắn hạn, còn lại là nợ dài hạn. 

Đối với Vinhomes, tổng nợ vay của doanh nghiệp đã giảm 8% so với đầu kỳ, còn 22.862 tỷ đồng. Cơ cấu nợ vay khá cân đối giữa nợ ngắn hạn và dài hạn. 

Cen Land (HoSE: CRE) có tổng nợ vay tăng mạnh nhất, tăng 160% lên 2.137 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty tăng vay nợ ngắn hạn 454 tỷ đồng từ BIDV - chi nhánh Thái Hà, 109 tỷ đồng BIDV - chi nhánh Thanh Xuân, 248 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ. Nợ vay dài hạn phát sinh 500 tỷ đồng từ Công ty chứng khoán VNDirect qua hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 3 năm.

capture-png_162995154638.png

Một số doanh nghiệp có nợ vay giảm như Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG, giảm 5%), TTC Land (HoSE: SCR, giảm 21%) hay Phát Đạt (HoSE: PDR, giảm 27%). Nếu như TTC Land giảm 400 tỷ đồng nợ vay dài hạn từ nguồn trái phiếu thì Phát Đạt giảm 900 tỷ đồng nợ ngắn hạn từ nguồn vay ngân hàng, trái phiếu và vay bên khác.

Xét về hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu, 4/19 doanh nghiệp có kết quả lớn hơn 1 lần là Novaland (1,29 lần), Hà Đô (HoSE: HDG; 1,53 lần), Văn Phú - Invest (HoSE: VPI; 1,07 lần) và An Gia (HoSE: AGG: 1,04 lần).

Tồn kho hơn 217.680 tỷ đồng từ 19 doanh nghiệp

Giá trị tồn kho của 19 doanh nghiệp hơn 217.680 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Một số doanh nghiệp có tồn kho dẫn đầu như Novaland, Vinhomes, Nam Long (HoSE: NLG) hay Phát Đạt. Tồn kho chủ yếu ở các dự án đang triển khai dở dang, dự kiến hoàn thành trong tương lai.

33-png_162995172584.png
Đơn vị: tỷ đồng

Novaland có tồn kho dẫn đầu với 103.241 tỷ đồng, gấp gần 3 lần doanh nghiệp thứ 2 là Vinhomes. Trong đó, 94.730 tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng, 8.402 tỷ đồng BĐS để bán đã hoàn thành. Công ty không có thuyết minh cho các dự án tồn kho.

Tại Vinhomes, BĐS để bán đang xây dựng hơn 31.635 tỷ đồng, đến từ các dự án Vinhomes Grand Park (TP HCM), Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) và các dự án khác. Công ty có hơn 1.000 tỷ đồng BĐS xây dựng đã hoàn thành, giảm 440 tỷ đồng so với đầu năm.

Giá trị hàng tồn kho của Nam Long hơn 14.009 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản. Tồn kho chủ yếu là các dự án bất động sản dở dang đang được công ty triển khai như Izumi (Đồng Nai), Akari City (TP HCM) hay Paragon Đại Phước (Đồng Nai), Waterpoint giai đoạn 1 (Long An).

Tại Phát Đạt, tồn kho ghi nhận ở một số dự án trong quá trình chuyển nhượng nhiều năm chưa hoàn tất như EverRich 2 và 3 (tổng 4.481 tỷ đồng). Ngoài ra, doanh nghiệp có thêm một số dự án mới thông qua M&A như Bình Dương Tower (Bình Dương, gần 1.600 tỷ đồng), Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu, gần 1.400 tỷ đồng)...

Một số doanh nghiệp có tồn kho/tổng tài sản trên 50% như Phát Đạt, Khang Điền (HoSE: KDH), Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG), An Gia (HoSE: AGG), Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) hay Nhà Từ Liêm (HoSE: NTL). 

KHỔNG CHIÊM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement