Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nở rộ mạo danh lừa đảo dịp cuối năm

Thời gian qua, nhiều đối tượng tạo nhóm chat từ danh sách số điện thoại có sẵn hoặc tham gia vào các hội nhóm trên Zalo, Viber, Facebook,… và mạo danh là đối tác của Vietnam Airlines để lừa đảo tặng quà khách hàng, nhằm trục lợi.

Mạo danh Vietnam Airlines để lừa đảo

Ngày 19/12, hãng hàng không Vietnam Airlines cho hay thời gian vừa qua, hành vi giả mạo là đối tác của hãng để tặng quà cho khách hàng đang diễn ra ngày càng nhiều.

Theo đó, lợi dụng lòng tin của khách hàng vào Vietnam Airlines, các đối tượng tạo nhóm chat từ danh sách số điện thoại có sẵn hoặc tham gia vào các hội nhóm trên Zalo, Viber, Facebook,… và mạo danh là đối tác của Vietnam Airlines. Các đối tượng sẽ mời khách hàng tăng tương tác trên các mạng xã hội cùng với thỏa thuận trả hoa hồng theo từng nhiệm vụ được giao. Người tham gia sẽ phải kết bạn với đối tượng giả mạo để nhận phần thưởng.

Bên cạnh đó, các đối tượng này còn yêu cầu gửi hình ảnh đã nhận tiền để tạo niềm tin, tiếp tục lừa đảo các nhóm khách mới và sử dụng chiêu trò giới hạn thời gian, kích thích người tham gia phải hành động tức thời.

Nở rộ mạo danh lừa đảo dịp cuối năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Những "nhiệm vụ" này là tiền đề để các đối tượng đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP,... và mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản.

Đại diện Vietnam Airlines khẳng định hãng không tổ chức hay phối hợp tổ chức các chương trình trả hoa hồng cho cá nhân để tăng lượng tương tác của hãng dưới mọi hình thức.

Để bảo vệ bản thân khỏi những hành vi lừa đảo này, Vietnam Airlines lưu ý khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin về các cuộc thi, sự kiện trước khi tham gia và không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP,... cho người khác. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm khi nhu cầu đi máy bay của người dân tăng cao.

"Mặc dù các hiện tượng lừa đảo online để chiếm đoạt tài sản theo hình thức này không còn mới, nhưng việc sử dụng chiêu trò cũ dưới "mác" thương hiệu uy tín như Vietnam Airlines vẫn không ngừng tiếp diễn để "gài bẫy" những khách hàng cả tin", đại diện hãng thông tin.

Ngoài ra, nhiều chiêu trò lừa đảo đang "nở rộ" trên mạng xã hội trong thời điểm cuối năm, người dân cần cảnh giác cao độ để tránh trở thành nạn nhân của kẻ gian.

Lừa bán thiết bị điện tử với giá rẻ để chiếm đoạt tài sản

Nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng mạnh trong dịp cuối năm và cận Tết, trong đó nhiều người thường lựa chọn mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…

Lợi dụng điều này, nhiều kẻ lừa đảo đã thực hiện hành vi rao bán các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop… với mức giá rẻ hơn so với thị trường. Những kẻ này sẽ quảng cáo sản phẩm của mình là "xách tay" từ nước ngoài nên được miễn thuế, hoặc sản phẩm dành riêng cho nhân viên, nên có giá bán rẻ hơn thị trường nhằm thuyết phục người dùng.

Thông thường, những kẻ lừa đảo này sẽ yêu cầu người dùng trả tiền trước để được hưởng các ưu đãi như miễn phí ship hoặc được tặng thêm quà…

Khi người dùng đặt mua những sản phẩm này, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi những loại hàng nhái, hàng giả không đúng như quảng cáo, với giá trị thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà người dùng đã bỏ ra để mua sản phẩm.

Đôi khi, những kẻ lừa đảo còn tinh vi đến mức giả làm người giao hàng để nhận tiền trực tiếp từ người mua, rồi nhanh chóng rời đi ngay sau khi nhận tiền mà không để người mua kịp kiểm tra hàng.

Thậm chí, những kẻ lừa đảo sẽ "ôm" tiền mà không gửi bất kỳ sản phẩm nào cho người mua.

Lúc nhận ra mình bị lừa, người dùng sẽ liên lạc lại với phía người bán, nhưng mọi kênh liên lạc đều đã bị chặn, từ Facebook đến Zalo, số điện thoại… Lúc này, nạn nhân sẽ rơi vào bế tắc vì không có cách nào để giải quyết do không còn liên hệ được với người bán, trong khi tiền thì đã thanh toán.

Mạo danh người thân để lừa tiền qua Zalo, Messenger

Trên thực tế, đây là chiêu lừa không mới, nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, thậm chí có trường hợp đã bị mất hàng trăm triệu đồng vì chiêu trò lừa đảo này.

Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng mã độc, phần mềm độc hại… nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác. Sau đó, chúng sẽ mạo danh chủ tài khoản Facebook, nhắn tin cho những người có trong danh sách bạn bè để mượn tiền.

Đáng chú ý, những kẻ lừa đảo sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác sẽ đọc kỹ những nội dung tin nhắn để tìm ra những người thân quen của nạn nhân, nắm bắt các mối quan hệ của người đó… giúp chúng dễ dàng thuyết phục những người khác để mượn tiền của họ.

Ngoài ra, những kẻ lừa đảo sẽ nhắm đến những gia đình có điều kiện và có người thân ở xa, sau đó tạo lập các tài khoản mạng xã hội Zalo giả danh người thân của bị hại để nhắn tin mượn tiền.

Bằng hình thức lừa đảo này, một đối tượng tại thành phố Huế đã chiếm đoạt 800 triệu đồng từ một nạn nhân. Mới đây, đối tượng này đã bị công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement