Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nikkei: Formosa Hà Tĩnh hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế lên thép Việt xuất xứ nước ngoài

Theo Nikkei Asian Review, nhà sản xuất thép cán nóng duy nhất tại Việt Nam "Formosa Hà Tĩnh" có khả năng hưởng lợi từ việc áp thuế từ Mỹ.

Ảnh: Asia.nikkei.com
Ảnh: Asia.nikkei.com

Ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới từ Mỹ. Ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ áp mức thuế tối đa 456% đối với các sản phẩm thép được sản xuất tại Việt Nam. Thuế quan mới nhắm vào các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép tấm cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhà máy sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) dường như được hưởng lợi từ việc áp thuế này bởi công ty này là nhà sản xuất thép cán nóng duy nhất tại Việt Nam, Nikkei Asian Review nhận định.

Hiện, Việt Nam đang khuyến khích các nhà sản xuất nội địa sử dụng nguyên liệu cơ bản được sản xuất trong nước. Mặc dù quyết định áp thuế này của Mỹ không liên quan trực tiếp đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống Donald Trump dường như có lợi cho FHS.

Tuy nhiên, FHS cần phải theo dõi sát diễn biến cuộc chiến thương mại. Phần còn lại của châu Á dường như chú ý đến FHS và Việt Nam - hiện được coi là quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá thép trên toàn khu vực.

Nhu cầu sản xuất thép thành phẩm chính là động lực cho nhà máy thép tích hợp của FHS. Trong bối cảnh bùng nổ về xây dựng, nhu cầu thép đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện nay, các công ty xây dựng Việt Nam đang mua thép nội địa ngày càng nhiều, và FHS đang giúp Việt Nam dần dần hạn chế việc nhập khẩu thép từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Nhật Bản.

Trước đó, 2 lò cao của FHS đã được xây dựng và đi vào hoạt động với quy trình sản xuất giống như các lò cao tại Nhật Bản. Nhà máy sản xuất 7,1 triệu tấn thép thô hàng năm, sau đó có thể được xử lý thành tấm và các sản phẩm khác. Với con số này, FHS sẽ trở thành đối thủ của Kobe Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ ba của Nhật Bản về sản lượng lò cao.

Việt Nam là nước tiêu thu thép lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Asia.nikkei.com
Việt Nam là nước tiêu thu thép lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Asia.nikkei.com


Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của FHS chiếm chưa bằng 10% tổng sản lượng của các nhà sản xuất thép của Nhật Bản.

Về lâu dài, FHS có kế hoạch tăng gấp ba sản lượng thép thô hàng năm từ mức hiện tại lên 22,5 triệu tấn.

Tiêu thụ thép của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan vào năm 2016. Trước đó, Thái Lan là nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á. Thép thường được tiêu thụ ở chính quốc gia nơi nó được sản xuất và ngành công nghiệp này đang vật lộn để phát triển mà không có sự hỗ trợ của chính phủ.

Với ngành công nghiệp thép, việc xây dựng lò cao luôn là rào cản lớn. Với chi phí xây dựng khoảng gần 10 tỷ USD, nhiều nước đang phát triển đã không thể thực hiện việc xây dựng một lò cao và các cơ sở hạ tầng liên quan.

Hiện tại, Việt Nam đang phải nhập khẩu thép bán thành phẩm về xử lý chúng thành thành phẩm. Do đó, nếu việc sản xuất tích hợp lò cao trở nên khả thi thì Việt Nam có thể mua sản phẩm thép bán thành phẩm một cách ổn định hơn và với chi phí thấp hơn.

Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy thép tích hợp hợp tác với các nhà sản xuất thép nước ngoài. Với nhà máy thép FHS đang hoạt động, Việt Nam có thể mua các sản phẩm bán thành phẩm tại thị trường nội địa.

FHS đã có khả năng sản xuất 4,5 triệu tấn thép cán nóng hàng năm, một sản phẩm bán thành phẩm được làm bằng thép nóng chảy. Do đó, Việt Nam, nước vốn hiện phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn thép cán nóng mỗi năm, giờ đây có thể giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

FHS cũng có kế hoạch cung cấp các sản phẩm bán thành phẩm của mình cho các nước Đông Nam Á khác, do nhu cầu về các sản phẩm thép đang tăng lên ở Đông Nam Á.

Nguồn: Nikkei Asian Review

HÀ LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement