Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những xu hướng chuyển đổi số năm 2020

Số hóa

09/07/2019 21:39

Tương lai nào cho chuyển đổi số? Sau đây là những xu hướng tất yếu cho các tổ chức và doanh nghiệp trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo – AI

Theo một khảo sát của Adobe vào năm 2019 về xu hướng số, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phổ biến nhất trong việc đưa tới những trải nghiệm cá nhân cho người dùng, và xu thế này sẽ còn tiếp tục trong những năm sau. Trên thực thế, nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu cũng chú trọng ưu tiên việc ứng dụng AI để tăng tính cá nhân hóa cho khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo lên ngôi.
Trí tuệ nhân tạo lên ngôi.

Những công cụ AI phổ biến bao gồm: Cá nhân hóa, chatbot, xem xét hành vi, tự động hóa trong marketing và chăm sóc khách hàng, cũng như marketing và quản lý nội dung dự đoán.

Blockchain

Theo IDC, blockchain sẽ tiếp tục là xu thế trong năm 2020. Trên thực tế, các công ty đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD cho các công nghệ blockchain như Ethereum và Hyperledger, và khoản đầu tư trên chưa hề có dấu hiện dừng lại. Dự kiến, trước 2022, tổng đầu tư vào công nghệ blockchain sẽ đạt ngưỡng 11,7 tỷ USD.

Blockchain tương lai sẽ ứng dụng nhiều lĩnh vực.
Blockchain tương lai sẽ ứng dụng nhiều lĩnh vực.

Theo Hacker Noon, nhiều xu thế về blockchain sẽ xuất hiện trong 2020, trong đó bao gồm: Các hệ sinh thái và mô hình doanh nghiệp mới (điển hình là nền tảng quản lý quyền sử dụng hình ảnh ứng dụng blockchain của Kodak). Hợp đồng Ricardian – các hợp đồng thông minh có thể đọc được bởi cả máy móc và con người.

Dịch vụ Blockchain (BaaS – Blockchain as a Service) – các dịch vụ trên nền tảng đám mây nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả của Blockchain. Blockchain hỗn hợp (Hybrid blockchain) – hỗn hợp giữa blockchain công cộng và riêng tư, giúp giảm chi phí và tăng tốc độ hoạt động. Token hóa tài sản trên blockchain – quyền sở hữu tài sản được quản lý qua blockchain, dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2020…

Internet vạn vật (IoT – Internet of Things)

Dù việc triển khai Internet vạn vật đã gặp phải những trở ngại lớn, nhu cầu về AI, học máy, bảo mật thông tin và tính tích hợp với các ứng dụng IT có sẵn trong doanh nghiệp và CMSWire đã khiến công nghệ này ngày một phát triển.

Internet vạn vật kết nối 
Internet vạn vật kết nối 

Tỷ lệ thiết bị được kết nối đã tăng từ 35% vào năm 2017 lên 44% vào tháng 9 năm 2018, song song vào đó là sự tăng lên trong hiệu quả khoản đầu tư vào Internet vạn vật. Đồng thời, các bộ cảm ứng IoT cho phép tổng hợp và lưu trữ lượng lớn thông tin, giúp các doanh nghiệp luôn luôn biết rõ về tình trạng thiết bị.

Đám mây – Cloud

Điện toán đám mây từ lâu đã là một khái niệm quen thuộc. Tuy nhiên, với sự phát triển của vi tính lượng tử, Public Cloud, IT trong doanh nghiệp, Kubernetes, và Cloud Spending, có thể khẳng định rằng Cloud sẽ còn liên tục thay đổi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng sẽ cần phải nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi liên tục này.

Cloud services cũng là một mảng quan trọng, nhất là với sự phát triển của PaaS (Platform as a Service), IaaS (Infrastructure as a Service), và SaaS (Software as a Service). Theo TechGenix, tỷ lệ sử dụng PaaS sẽ tăng từ 32% (2016) lên tới 56% trong năm nay.

UI giọng nói và hội thoại

UI giọng nói và hội thoại cũng là một xu thế chuyển đổi số đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Theo HubSpot, có khoảng 40% lượt tìm kiếm trên Google được thực hiện bằng giọng nói, và đây cũng là số lượng người có ý định mua thiết bị loa thông minh. Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng rất có thể các thiết bị hỗ trợ giọng nói và hội thoại sẽ trở nên phổ biến trong marketing cũng như những hoạt động khác của doanh nghiệp.

Ngoài những yếu tố B2C (từ doanh nghiệp tới khách hàng), các yếu tố B2B (từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp) cũng rất quan trọng: Sử dụng giọng nói giúp tăng tương tác với các thiết bị di động, máy điều nhiệt, cũng như phương tiện di chuyển. Những tác vụ UI giọng nói và hội thoại có khả năng cao sẽ được tích hợp vào các hệ thống doanh nghiệp như nền tảng IaaS.

Một số xu thế khác

Một vài xu thế khác cũng có khả năng mang lại ảnh hưởng lớn trong năm 2020, bao gồm:

Agtech (công nghệ nông nghiệp): Trước hết, công nghệ nông nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng ở những nông trường nhỏ, trước khi ngày một mở rộng hơn.

AR/VR (thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường): Thực tế ảo (VR) đã phổ biến từ lâu, nhưng thực thế ảo tăng cường (AR) sẽ càng mở rộng sự ảnh hưởng của 2 công nghệ này.

An ninh mạng (Cyber security): Trong năm 2020, an ninh mạng sẽ phổ cập mô hình zero trust, sinh trắc học, Internet vạn vật, và công nghệ information compliance.

Quản lý nội dung: Các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng các công cụ tăng năng suất, linh hoạt hệ quản trị nội dung (CMS), cũng như trí tuệ nhân tạo (AI).

ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp): Những phần mềm truyền thống đang dần bị thay thể bởi quá trình tự động hóa robot (RPA), đã xuất hiện rất nhiều công nghệ mới, gây ra sự bất ổn định trong nền kinh tế. Vì vậy, cần phải ứng dụng ERP và có những chiến lược hiệu quả.

Fintech (công nghệ tài chính): Vốn đã tồn tại từ lâu, Fintech nay đã ứng dụng thêm RPA, ngân hàng qua điện thoại, unsuretech, ngân hàng mở, và hợp đồng thông minh.

HR (nguồn nhân lực): Chuyển đối số sẽ đem đến những thay đổi mạnh mẽ cho HR, với những giải pháp mới cho việc tăng cường tương tác giữa nhân viên, sự đa dạng hóa, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cũng như khắc phục các hoạt động HR bằng ứng dụng AI.

Bán lẻ, nhà hàng và khách sạn: Mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel), thương mại điện tử, thanh toán qua điện thoại và cá nhân hóa trải nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo là những công nghệ sẽ phát triển trong các lĩnh vực này.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement