06/07/2020 09:35
Những thông tin nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần này
Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới trở nên khó lường trước sự lây lan trở lại của COVID-19. Bên cạnh đó, một số thông tin khác cũng có thể tác động tới thị trường tuần này.
Tình hình COVID-19
Hai bang Florida và Texas của Mỹ tiếp tục là điểm nóng mới nhất của đại dịch COVID-19 khi đều báo cáo mức tăng kỷ lục trong một ngày vào ngày thứ Bảy (4/7) với gần 20.000 ca nhiễm mới.
Sự gia tăng các ca nhiễm gần đây thể hiện rõ rệt nhất ở các bang miền Nam và miền Tây, vốn là các bang cuối cùng áp đặt các biện pháp hạn chế nhưng lại là các bang đầu tiên mở cửa.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết quỹ đạo của đại dịch vẫn là yếu tố bất ổn cho nhà đầu tư và hơn 40% các bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa trở lại.
Các dữ liệu kinh tế Mỹ
Báo cáo của Viện quản lý cung ứng về khảo sát hoạt động phi sản xuất của Mỹ sẽ được công bố vào ngày thứ Hai (6/7) với dự báo của các nhà kinh tế chỉ số này sẽ quay trở lại mức tích cực. Trong khi đó, công ty dữ liệu IHS Markit sẽ công bố dữ liệu về hoạt động kinh doanh của của Mỹ.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, báo cáo hàng tuần ngày thứ Năm về các dữ liệu thất nghiệp ban đầu sẽ được theo dõi chặt chẽ vì mức độ sa thải mới tiếp tục duy trì ở mức cao ngay cả khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động sẽ chậm lại.
Tình hình thị trường chứng khoán sau khi kết thúc nửa năm
Sau khi thị trường chứng khoán kết thúc nửa đầu năm 2020 ở mức cao, xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được kỳ vọng bởi những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế và hy vọng sẽ có vacxin. Dữ liệu kinh tế ngoài khu vực châu Âu và Trung Quốc cũng cho thấy sự phục hồi và mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới có thể là minh chứng cho lợi nhuận đã chạm đáy.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số yếu tố chưa rõ ràng. Hiện nay, vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Mỹ liệu sẽ mở rộng chương trình bổ sung trợ cấp thất nghiệp sau ngày 31/7. Cuộc tranh cử Tổng thống sẽ trở nên khó khăn hơn khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden tiếp tục mở rộng khoảng cách dẫn trước đương kim Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò ý kiến.
Bên cạnh đó, EU cũng cần phải phê duyệt đề xuất quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 với giá trị 750 tỷ USD.
Những thay đổi ở khu vực EU
Đức vừa tiếp quản vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU khi khối liên minh kinh tế này đang đối mặt với suy thoái kinh tế sâu nhất kể từ Thế chiến thứ 2.
Theo tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong khoảng thời gian 6 tháng nắm giữ cương vị này, Berlin sẽ ưu tiên tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nới lỏng giãn cách xã hội và tái thiết lại nền kinh tế EU sau những tác động của đại dịch.
Các nhà lãnh đạo EU phải đồng ý về ngân sách nhiều năm trên 1 nghìn tỷ euro (1,1 nghìn tỷ USD) với mục tiêu hồi phục cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 và làm rõ mối quan hệ tương lai với nước Anh thời hậu Brexit.
Đức muốn sử dụng thời gian của mình trong nhiệm kỳ chủ tịch của EU để làm cho châu Âu trở lại mạnh mẽ. Các thị trường đang hy vọng rằng sự đoàn kết sẽ thắng thế và đồng euro đã tăng hơn 5% kể từ tháng 3 nhưng sự lạc quan có thể giảm dần nếu có sự xung đột xuất hiện.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp