Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những tập tục làm đẹp kỳ lạ từng tồn tại trên hành tinh

Du lịch & Ẩm thực

06/05/2017 10:57

Trong thời đại công nghệ hôm nay đa số các công dân toàn cầu đều có chung nhìn nhận về cái đẹp hiện đại, nhưng ít người biết trên hành tinh này đã từng tồn tại những cách làm đẹp kỳ dị.

Trong khi chuẩn về cái đẹp ở các quốc gia trên thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau trong xu thế toàn cầu hoá, thì ở đâu đó trên mỗi quốc gia, vẫn còn những quan niệm và cách làm đẹp kỳ lạ theo những tiêu chuẩn lạ lẫm từ xưa truyền lại, đôi khi có những cách làm đẹp khiến người đối diện phải sửng sốt.

Dưới đây lànhững cách làm đẹp đã và đang tồn tại trên thế giới.

1. Bó chân ở Trung Quốc

Tục bó chân xuất hiện vào thời nhà Tống nhưng phổ biến nhất vào thời nhà Thanh. Theo quan niệm của người xưa, tục bó chân sẽ giúp bàn chân của người phụ nữ nỏ lại, đẹp hơn và không dễ dàng rời khỏi nhà để ngoại tình. Cách làm đẹp này rất đau đớn, được áp dụng cho các bé gái từ 4- 7 tuổi.

Những đôi chân bé xíu này từng được xem là tiêu chuẩn của cái đẹp ở Trung Quốc.
Ngày nay những chứng tích về bàn chân bé xíu dị dạng như thế này chỉ còn ít ỏi bởi những người già.

Đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tập tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Năm 1928, Quốc dân đảng tuyên bố kế hoạch xóa bỏ tập tục bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.

2. Đeo vòng cổ ở bộ tộc Padaung (Kayan) ở vùng núi giáp ranh Myanmar và Thái Lan

Khi được 5 tuổi, các cô gái ở đây đã đeo vòng bằng đồng. Họ có thể đeo 25 chiếc vòng trên cổ để làm đẹp khiến nhiều người ngạc nhiên khi họ sở hữu chiếc cổ dài hơn so với người bình thường.

Được biết, đây không phải là bệnh mà đó là phong tục làm đẹp của bộ tộc này từ xưa. Khi được 5 tuổi, các cô gái ở đây đã đeo vòng bằng đồng. Người trưởng thành có thể đeo 25 chiếc vòng trên cổ để làm đẹp với trọng lượng khoảng 10 kg.

Mỗi năm trôi qua, số vòng trên cổ các cô gái tăng dần lên. Theo quan niệm xưa, cổ người phụ nữ càng dài sẽ thể hiện sự sang trọng, quý phái. Thông thường khi họ đã đeo vòng cổ vào rồi thì sẽ không tháo ra nữa. Tuy nhiên những phụ nữ phản bội chồng thì sẽ bị tháo vòng trên cổ, đấy được xem như một hình phạt.

Những chiếc cổ dài từ 35 - 40 cm là điều bình thường ở bộ tộc này

Số vòng kim loại ngày càng nhiều khiến cổ của những phụ nữ ở đây có thể dài từ 35 – 40 cm. Việc đeo quá nhiều vòng cổ khiến xương sườn của không ít người phụ nữ phải nghiêng 45 độ so với thông thường.

Tuy nhiên tập tục “cổ dài” này còn được xem là nguyên nhân giúp phụ nữ Kayan thoát khỏi sự dòm ngó của những kẻ săn nô lệ và buôn bán phụ nữ.

3. Trang điểm mặt trắng bệch thời Elizabeth và thế kỷ thứ 16 tại Anh

Vào thế kỷ 16 - nữ hoàng nước Anh - Elizabeth I nổi tiếng với làn da trắng cùng mái tóc xoăn đỏ - tạo ra xu hướng"đẹp - độc".được coi là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp thời bấy giờ nên chẳng lạ khi phụ nữ tầng lớp quý tộc bắt đầu đổ xô đi tìm mọi cách để có nước da như thế.

Để có làn da"trắng sứ"giống Nữ hoàng, phái đẹp thời xưa đã sử dụng 1 loại bột làm trắng làbột chì carbonat, giấm, lưu huỳnh, phèn hoặc tro thiếc để bôi lên mặt.

Những chất này vô cùng độc hại cho cơ thể con người nhưng vì làm đẹp mà nhiều người đã "bất chấp", sử dụng chúng như một cách phổ biến để làm đẹp.Hệ quả là, những ca ngộ độc chì thường xảy ra ở thời kỳ này. Người bị ngộ độc chì có thể bị tổn thương thần kinh dẫn đến bị liệt hoặc thậm chí là tử vong.

Thật may là phương pháp làm đẹp này đã bị tuyệt chủng không lâu sau đó. Tuy cách làm đẹp này độc hại cho cơ thể con người, nhưng không thể phủ nhận rằng ở thời kỳ đó, nó được cho là có tính thẩm mĩ cao.

4. Đeo khuyên trên mũi của bộ tộc Apatani, bang Arunachal, Ấn Độ

Một trong những tục lệ lâu đời của bộ tộc Apatani (thung lũng Ziro thuộc cao nguyên Apatani, bang Arunachal, Ấn Độrubachal, Ấn Độ) là đeo khuyên trên mũi. Các bé gái thường được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn vào lỗ đục ởcánh mũi. Những chiếc nút cứ thế mà lớn dần theo tuổi tác của họ.

Phong tục kỳ lạ này thường xuất hiện trong các ngôi làng của người Apatani. Bởi vì bộ tộc này thường xuyên bị bộ tộc khác cướp bóc và hiện tượng bắt cóc phụ nữ diễn ra thường xuyên. Cho nên, phụ nữ Apatani làm như vậy để làm giảm sức hút trước đàn ông của bộ tộc khác.

5. Điêu khắctrên cơ thể của các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guinea

Để đánh dấu sự trưởng thành, các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guineatham gia một nghi lễ truyền thống - rạch cơ thể. Theo đó, các chàng trai sẽ lần lượt được trưởng tộc trong làng dùng dụng cụ được vót nhọn, rạch dọc sống lưng, ngực, mông để có làn da thô ráp giống những con cá sấu.

Những người bản địa cho rằng, "họa tiết" lồi lõm này gần giống với lớp da cá sấu sẽ hút hết tính trẻ con của các cậu bé, giúphọ đàn ông hơn.

Không chỉ vậy, trước khi được coi là một người đàn ông, các cậu bé còn phải chịu sự sỉ nhục, miệt thị của nhiều người cùng bộ tộc trong vài tuần. Người dân nơi đây tin rằng, điều này sẽ giúp tăng sức chịu đựng của những chàng trai, nếu khônghọ sẽ trở nên yếu đuối như phụ nữ.

Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau kéo dài trong nhiều ngày khiến các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường.

6.Mài răng nhọn hoắt để quyến rũ hơn của người Mentawai ở Indonesia

Mentawai là một trong số ít bộ lạc thiểu số ở Indonesia còn giữ phong tục truyền thống kỳ quái. Họ có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng và sống như người tiền sử. Người Mentawai để tóc dài, chỉ mặc khố và cài hoa trên đầu.

Người Mentawai có những quan niệm hết sức khó hiểu, như việc quan hệ vợ chồng phải diễn ra trong rừng, không được phép làm "chuyện ấy"trong nhà. Đặc biệt, các thiếu nữ Mentawai tin rằng việc mài răng nhọn hoắt như quỷ sẽ khiến họ quyến rũ hơn, đồng thờigiúp chồng của họ nâng cao vị thế trong làng. Vì niềm tin này,các cô gái chấp nhận chịu đựng mọiđau đớn để có hàm răng đúng chuẩn mực.

Để tiến hành mài răng, người thợ dùng 1 thanh gỗ làm điểm tựa, sau đótrực tiếp mài răng bằng dao hoặc đục. Với kỹ thuật thô sơ này, chỉ cần hơi sơ sảy, cáccô gái cũng dễ dàngbị thương.

Hàm răng sau khi mài sẽ gần giống như hàm cá mập với những chiếc răng nhọn hoắt. Thứ thuốc giảm đau duy nhất họ sử dụng là miếng chuối xanh.

Bên cạnh việc mài răng, cư dân Mentawai còn làm đẹp bằng cách xăm mình. Với họ, việc xăm mình đánh dấu những bước chuyển biến quan trọng.

NAM NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement