Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những sinh viên mắc bệnh tiểu đường được chuẩn đoán dương tính với chứng trầm cảm mức độ nặng

Cần biết

30/08/2019 09:39

Theo một cuộc khảo sát, 19% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 17% bệnh tiểu đường loại 2 được chuẩn đoán bị chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Một nghiên cứu mới cho thấy, những sinh viên mắc bệnh tiểu đường đã và đang phải đối mặt với tình trạng đau đớn, khổ sở  do bệnh tiểu đường gây ra, chủ yếu do ảnh hưởng tâm lý và những lo ngại về việc phải sống chung với căn bệnh này.

Cũng theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội nắn xương Hoa Kỳ, những sinh viên Đại học mắc bệnh tiểu đường, nhìn chung đều cảm thấy lo lắng, thất vọng về việc sống chung với căn bệnh này. Nõ cũng liên quan đến sự kiểm soát lượng đường huyết dưới mức tối ưu, khả năng tự chăm sóc bản thân và chất lượng cuộc sống cũng suy giảm.

Bệnh tiểu đường sẽ bộc phát bất kỳ lúc nào, thông thường được kích hoạt bởi các biến động hoặc sự kiện lớn xảy ra trong cuộc sống, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu này, Elizabeth cho biết.

Những sinh viên mắc bệnh tiểu đường được chuẩn đoán dương tính với chứng trầm cảm mức độ nặng

Nghiên cứu đã khảo sát 173 người mắc đái tháo đường loại 1 (T1DM) và đái tháo đường loại 2 (T2DM), những người làm việc hoặc theo học tại một trường đại học. Theo đó, 27% người mắc bệnh T1DM và 30% những người mắc bệnh T2DM có mức độ cao của bệnh tiểu đường.

Những người tham gia cuộc khảo sát cũng chia sẻ, chất lượng cuộc sống của họ khi mắc bệnh tiểu đường bị suy giảm rõ rệt. Các nhà nghiên cứu tìm thấy có 19% những người mắc bệnh T1DM và 17% những người mắc bệnh T2DM được sàng lọc dương tính với chứng trầm cảm nặng.

Những phát hiện trên chứng tỏ việc sống chung với bệnh tiểu đường khó khăn đến nhường nào. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, sự tiến triển của bệnh có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bệnh nhân phải “quản lý bản thân chặt chẽ”, Beverly chia sẻ.

Nói đến bệnh tiểu đường là nói về một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và sự kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Đối với các sinh viên học xa nhà, đặc biệt là những bạn ở ký túc xá, việc tiếp cận, thiết lập các phương pháp điều trị cơ bản gặp nhiều khó khăn.

Bệnh đái tháo đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đó có thể là sự không quan tâm đúng mực về sức khỏe, khả năng ứng phó trước những thay đổi lớn trong cuộc sống hoặc các biến chứng của bệnh. Hậu quả của việc không kiểm soát bệnh tiểu đường có thể nghiêm trọng, bao gồm việc mất thị lực, các bệnh tim mạch, thận, nhiễm trùng…

 Theo Belverly, người khuyến nghị những bệnh nhân đang đối mặt với những đau khổ do bệnh tiểu đường gây ra, cách can thiệp tốt nhất là cung cấp thông tin. Bệnh nhân có thể trò chuyện với các nhà giáo dục bệnh tiểu đường và bác sĩ dinh dưỡng để có những tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị phù hợp với bệnh tình.

Theo thehealthside.com

THÙY TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement