19/08/2019 19:37
Những sai lầm phổ biến của các bậc cha mẹ sau khi ly hôn khiến con trẻ bị tổn thương
Sự tan vỡ trong cuộc sống hôn nhân của người lớn có thể hủy hoại cuộc sống tươi đẹp của những đứa trẻ sau khi ba mẹ chúng ly hôn.
Tỷ lệ các cặp đôi ly hôn ngày càng tăng vọt, đến mức thậm chí còn có kỷ lục Guinness cho đất nước có tỷ lệ ly hôn cao nhất, và nó thuộc về Maldives. Ly hôn được xem là dấu chấm hết cho tình yêu, là sự kết thúc của hy vọng, mang đến cho những người trong cuộc sự tổn thương và những vết cắt, đặc biệt là đối với những đứa con. Con trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương trong giai đoạn này, cha mẹ nên cố gắng hết sức để tránh các sai lầm có thể xảy ra.
Dưới đây là những lỗi phổ biến nhất mà cho mẹ thường mắc phải, họ quên rằng con cái của họ cần nhiều sự giúp đỡ và xoa dịu nhiều hơn rất nhiều lần so với người lớn.
Bạn nhận thức con trẻ như một người lớn
Đứa trẻ không phải là người lớn. Chúng không hiểu và cũng không thể hiểu hết được lý do tại sao ba mẹ lại ly hôn, thậm chí chúng còn chưa ý thức được việc ly hôn của bố mẹ là gì. Cha mẹ có trách nhiệm mang lại cảm giác an toàn, chở che cho con, đảm bảo với chúng rằng mọi thứ sẽ ổn.
Trong nhiều trường hợp, người lớn không nhất thiết phải chia sẽ với con cái về mọi thứ, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến câu chuyện ly hôn này. Bạn có thể chia sẻ những lo lắng, rắc rối với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý. Tốt nhất đừng nên đổ vào đầu những đứa trẻ các vấn đề của bạn.
Bắt buộc con phải chọn lựa
Thật vậy, khi ly hôn người lớn luôn buộc con phải đưa ra những lựa chọn giữa cha và mẹ, rằng con muốn ở cùng ai và ở đâu. Việc này làm cho tổn thương sâu sắc đến cảm xúc, tâm hồn của những đứa trẻ. Chúng sẽ cảm thấy như thể chúng đang sắp phản bội một người mà chúng hết mực yêu thương, bằng cách lựa chọn người kia.
Cha mẹ có thể lắng nghe ý kiến của con cái trước khi đưa ra quyết định nhưng trong mọi trường hợp, bạn không nên ép trẻ phải đưa ra lựa chọn.
Cố gắng trở nên hoàn hảo trong mắt con
Việc nỗ lực chứng tỏ bản thân tốt hơn so với người còn lại trong mắt con bạn đôi khi có thể làm hại con cái, ảnh hưởng xấu đến tính cách của con, khiến chúng có những thái độ suy nghĩ, hành động hư hỏng, khó dạy dỗ.
Dù là cha hay mẹ là người nhận trách nhiệm chăm sóc con, cha mẹ cũng nên thống nhất một thỏa thuận nguyên tắc giáo dục con mà cả hai sẽ tuân theo. Điều này là thực sự cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái, những đứa trẻ không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương từ cha mẹ.
Làm con cảm thấy bản thân có lỗi
Trẻ em thường có xu hướng tự trách bản thân trong việc ly hôn của bố mẹ. Thế giới của chúng đã hoàn toàn thay đổi với sự thiếu vắng hình ảnh của bố hoặc mẹ. Và điều tồi tệ nhất chúng có thể làm là tự trách mình.
Điều quan trọng lúc này là bố mẹ cần trấn an, giải thích cho con cái hiểu rằng chúng không có lỗi trong việc rạn nứt mối quan hệ này. Con cái không nên cảm thấy rằng chúng đã không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ, rằng chúng đã làm gì đó sai dẫn đến việc bố mẹ ly hôn. Hãy nói với con nhiều lần rằng bạn yêu chúng, chúng không có lỗi gì cả.
Tự trách bản thân
Ly hôn là một trong những lựa chọn đau đớn, ngoài dự kiến của mọi người. Đôi khi cuộc sống phải là như thế. Do đó, bạn không nên tự trách bản thân mình, ly hôn không phải là lỗi của bạn. Suy nghĩ tiêu cực, sự đổ lỗi có thể gây ảnh hưởng xấu đến con cái.
Suy nghĩ tiêu cực về đối phương
Như đã đề cập, trong câu chuyện ly hôn, chúng ta không nên tự trách bản thân, không nên đổ lỗi cho người khác và cũng đừng để con cái phải tự trách mình về việc bố mẹ chúng ly hôn. Bạn có thể nói với con cái về những sai lầm, những hành vi sai trái của vợ chồng dẫn đến ly hôn để chúng hiểu và chấp nhận. Nhưng cố gắng đừng nên nói xấu về bố/ mẹ của chúng.
Việc buộc tội, chỉ trích và những lời nói tiêu cực về bố/ mẹ của các con có thể làm con cái suy nghĩ lệch lạc về người bố/ mẹ khác của con. Cả hai bạn đều là cha mẹ của chúng và con bạn yêu cả hai, ngay cả với những nhược điểm của bạn.
Xem con cái là trung gian hòa giải
Trong trường hợp hoàn toàn không có mong muốn giao tiếp với đối phương, bạn không nên biến con mình thành người đưa tin. Đứa trẻ không nên vượt qua những cụm từ và suy nghĩ của bố với mẹ và ngược lại. Bạn không nên làm cho tâm hồn của các con trở nên trầm trọng hơn, như thể chúng phải là người đàm phán cho cuộc chiến của bố mẹ.
Không cho con cái tiếp xúc với bạn đời mới của bố/ mẹ
Đừng cấm con giao tiếp hay nói xấu người bạn đời mới của bố/ mẹ. Đừng cố gắng chia rẻ mối quan hệ mới của người từng đầu ấp tay gối với bạn bằng cách không cho con đến gần những người đó.
Sự ích kỷ của bạn khiến đứa trẻ là đối tượng tổn thương và chịu đựng nhiều nhất. Chúng cần cả bố và mẹ, việc từ bỏ một trong hai có thể là nỗi đau khổ không thể bù đắp. Bạn có thể không khuyến khích nhưng cũng đừng nên can thiệp vào lựa chọn của con.
Xem con cái là người đưa tin
Có thể nói, việc bạn quan tâm đến cuộc sống của người đã từng là vợ / chồng của mình là điều dễ hiểu và hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên biến con cái thành vị thám tử bất đắt dĩ phục vụ cho những ý muốn rất riêng của bạn.
Nghĩ rằng con cái không hiểu chuyện
Những đứa trẻ có một khả năng đặc biệt là hiểu rất nhiều điều mà người lớn không ngờ tới. Do đó, điều quan trọng là những người lớn phải kiểm soát cảm xúc của mình, cư xử bình tĩnh, hạn chế việc cãi nhau, tranh luận trước mặt con cái.
Tốt nhất nên cố gắng giải quyết tất cả vấn đề một cách riêng tư, ôn hòa, đừng để con cái phải chứng kiến những điều không vui đó.
Theo Brightside.me
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp