Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những nguyên tắc chạy môtô có thể bạn chưa bao giờ biết

Xe+

20/03/2017 07:59

Điều khiển môtô khi vào cua, vị trí đặt chân hoặc cách dùng côn, phanh như thế nào là những kiến thức không phải ai cũng hiểu rõ.

Với những môtô trang bị động cơ dung tích lớn, kiến thức và kỹ năng tất yếu cần yêu cầu cao hơn về độ khó so với xe máy phổ thông. Người chơi môtô vì thế cần quá trình từ làm quen, trải qua nhiều cấp độ đến mức đủ tự tin "cầm cương" những mẫu xe thể thao với sức mạnh và tốc độ lớn.

Đặt chân ở vị trí nào là đúng?

Khi chuyển từ xe máy phổ thông sang môtô, nhiều người có thói quen để chân nằm ngang thanh gác, tiếp xúc với cần số và phanh. Tuy nhiên, các chuyên gia có lời khuyên nên để mũi chân trên thanh gác. Điều này giúp mũi và cổ chân có độ đàn hồi khi phản ứng với mặt đường xấu. Đồng thời tránh những tình huống nhấn phanh không kiểm soát hoặc vào số không đúng kết hợp côn tay. Trên những hành trình dài, sự mệt mỏi của người lái cũng phần nào giảm thiểu.

Đối với những dòng xe với thiết kế gác chân lớn, dài như Cruiser, Touring có thể không áp dụng nguyên tắc trên.

Dùng tay côn và thắng như thế nào?

Với câu hỏi nên dùng hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa) hay bốn ngón khi sử dụng côn và thắng đối với môtô luôn tạo ra những cách lý giải khác nhau tùy vào thói quen sử dụng và loại xe điều khiển.

Sử dụng bốn ngón tay cùng lúc để tác động côn và thắng được nhiều người đồng thuận vì cho rằng dễ điều khiển và hợp với xe có hành trình bóp côn dài. Số khác lại sử dụng hai ngón tay đối với xe có hành trình bóp côn ngắn và kỹ năng lái thuần thục.

Cả hai trường hợp đều không gây trở ngại đối với việc điều khiển xe môtô. Nhưng lời khuyên dành cho người lái là sử dụng tối thiểu hai ngón (thường là ngón trỏ và ngón giữa). Hai ngón này tạo lực tác động tốt hơn các ngón khác. Đồng thời khi hai ngón còn lại ôm tay lái, việc kiểm soát côn và ga dễ dàng hơn. Hoặc giảm thiểu tình huống thốc ga mạnh không theo ý người lái khi rung chấn từ mặt đường tác động đến tay lái.

Khi môtô đã lăn bánh, người lái nên thả côn hoàn toàn, trong khi hai ngón phía tay phải cần đặt "hờ" trên càng phanh trước để kịp thời phản xạ bóp phanh với lực vừa đủ trong nhiều tình huống bất ngờ.

Tư thế người ngồi với tay lái?

Người sử dụng môtô cần thả lỏng phần vai, ngực và cánh tay tiếp xúc mức độ vừa phải với tay lái. Tránh gồng người hoặc cánh tay và vai thẳng hướng tiếp xúc tay lái.Điều này không chỉ giảm thiểu sự mệt mỏi khi lái xe mà còn tăng khả năng xử lý linh hoạt, thay đổi hướng di chuyển dễ dàng trong không gian hẹp hoặc khi qua các khúc cua.

Vào và thoát cua như thế nào để an toàn?

Khi bắt đầu vào cua, người lái cần quan sát trước góc cua và tìm điểm thoát để chủ động thực hiện các bước tuần tự.

Điều đầu tiên cần điều chỉnh tốc độ di chuyển phù hợp với độ gắt của khúc cua, điều kiện mặt đường, chướng ngại vật phía trước. Thao tác giảm ga, về số nếu cần, nên thực hiện trước khi vào cua.

Mở rộng góc cua gần ra với vạch kẻ đường theo đúng làn đường đang di chuyển. Hướng mắt về phía trước và tìm điểm cuối (góc thoát) của khúc cua. Nhanh chóng áp sát, mắt vẫn duy trì ở điểm thoát của khúc cua cho đến khi qua cua. Tăng tốc và ra khỏi cua, đồng thời quan sát góc cua phía trước, nếu có. Trong quá trình vào cua, không nên cắt côn, đồng thời giữ ga đều và nghiêng người nhẹ theo góc cua.

KHẢI BIỀN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement