01/12/2020 09:58
Những ngày lễ đặc biệt trong tháng 12 trên thế giới
Tháng 12 được xem là tháng của yêu thương lứa đôi, tháng của tình thân gắn kết và cũng là tháng khép lại năm cũ với nhiều cố gắng để chào đón một năm mới hứa hẹn nhiều thành công rực rỡ. Tháng 12 cũng là tháng của rất nhiều ngày lễ lớn được trông đợi trên toàn thế giới.
1. Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12)
HIV/AIDS là một trong những căn bệnh thế kỷ và là nỗi nhức nhối của toàn nhân loại. Đại dịch AIDS còn gây ra hậu quả trầm trọng về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và tương lai nòi giống các dân tộc.
Ngày Thế giới phòng chống bệnh AIDS (có tên tiếng Anh là: World AIDS Day). Đây là ngày lễ quốc tế được cử hành hàng năm vào ngày 1/12, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì căn bệnh này.
2. Ngày người khuyết tật thế giới (3/12)
Ảnh minh họa. |
Từ năm 1992, ngày 3/12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật.
Ngày này đã được tổ chức với nhiều mức độ thành công khác nhau trên khắp các hành tinh. Việc tổ chức ngày Quốc tế Thế giới người khuyết tật nhằm tổ chức các hoạt động xã hội hướng đến cuộc sống cộng đồng và mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ về các giá trị, quyền và phúc lợi của người khuyết tật. Bên cạnh đó, nó còn nâng cao nhận thức về sự tham gia của người khuyết tật trong mọi lĩnh của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.
3. Ngày Quốc tế Ôm tự do 4/12
Ảnh minh họa. |
Ngày 4/12 hàng năm được chọn là Ngày quốc tế ôm nhau (International Free Hugs Day) nhằm khuyến khích con người thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông, an ủi, khích lệ người khác qua cái ôm thân mật. Ôm không chỉ là hành động thể hiện tình cảm mà còn là cách thức để bày tỏ sự biết ơn, hay đơn giản là sự cảm thông, chia sẻ để người khác thấy tốt hơn. Do đó, không việc gì phải xấu hổ khi ôm người bạn yêu thương thật chặt hoặc trao cho ai đó một cái ôm thân mật trong ngày này.
4. Ngày Nhân quyền quốc tế 10/12
Ảnh minh họa. |
Ngày 10/12/1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử này tại Paris, Pháp. Ngày 4/12/1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân quyền” (Human Rights Day).
Trong những năm gần đây, Liên Hiệp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân quyền trong mỗi năm.Mục đích của Liên Hiệp Quốc là nhằm kêu gọi cộng đồng nhân loại vinh danh và bênh vực những người tranh đấu chống lại những vi phạm nhân quyền mà điển hình là sự kỳ thị lọai bỏ, áp bức, bạo hành đối với những kẻ yếu thế trong xã hội.
5. Ngày Trêu đùa thế giới 14/12
Ảnh minh họa. |
Ngày Trêu đùa thế giới (hay còn gọi là “monkey day”) được tổ chức chính thức vào ngày 14/12 hằng năm tại một số quốc gia trên thế giới. Năm 2000, Casey Sorrow - tác giả của những cuốn truyện tranh nổi tiếng đã viết biểu tượng con khỉ (monkey) lên tờ lịch ngày 14/12 của một người bạn. Khi Casel Sorrow và bộ truyện tranh Fetus-X của ông trở nên nổi tiếng thì ngày Trêu đùa (14/12) cũng bắt đầu được chú ý. Tới năm 2000, ngày lễ này đã được người dân vùng Lasing và các sinh viên nghệ thuật tại đại học Michigan tổ chức và cho đến nay, nó đã trở thành ngày lễ chính thức tại các quốc gia Mỹ, Canada, Đức, và Vương quốc Anh.
6. Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại 20/12
Ảnh minh họa. |
Những người đau khổ nhất hoặc những người hưởng lợi ít nhất luôn là những người cần được sự giúp đỡ nhiều nhất từ cộng đồng. Chính vì vậy, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, cùng với các cách thức về bất bình đẳng đang đặt ra không không ngừng, tăng cường tinh thần đoàn kết quốc tế là điều kiện cần thiết và giữ vai trò quan trọng.
Với nhận định này, thông qua Nghị quyết 60/209, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố lấy ngày 20/ 12 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết trong quá trình thực hiện để đạt được các mục tiêu quốc tế.
7. Ngày đông chí 21/12
Ảnh minh họa. |
Ngày 21/12 được coi là ngày đông chí - chính thức bắt đầu mùa đông trên toàn thế giới. Mùa đông là 1 trong 4 mùa trên Trái Đất và một số hành tinh. Nó là mùa có ngày ngắn nhất và nhiệt độ thấp nhất. Ở những vùng xa xích đạo, mùa đông thường được biết đến qua việc tuyết rơi, là mùa cuối cùng trong năm.
Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông thường là vào tháng một ở Bắc Bán Cầu và tháng bảy ở Nam Bán Cầu. Mùa đông thường được miêu tả là mùa của nỗi buồn với những đợt gió se lạnh và cái rét tràn về làm người ta thêm “nao lòng” khi chuẩn bị chia tay năm cũ để đón chào một năm mới. Nhưng đồng thời, đó cũng là mùa của sự yêu thương, sẻ chia và sự ấm áp.
8. Ngày Ánh sáng nhân loại 23/12
Ảnh minh họa. |
Ngày Ánh sáng nhân loại (Human light’s day) được tổ chức vào 23/12 hằng năm. Đây là một ngày lễ hiện đại có ý nghĩa “tôn vinh và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại”. Vào ngày lễ này, người ta sẽ tổ chức các hoạt động chúc mừng cho một năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị tinh thần chào đón năm mới. Ngày Ánh sáng nhân loại bắt nguồn từ sự kiện ở Verona, New Jersey vào năm 2001. Kể từ đó, người ta công nhận ngày 23/12 hằng năm là ngày Ánh sáng nhân loại (cả nhân loại cùng hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai) ở các quốc gia như Mỹ, Anh.
9. Ngày Giáng sinh 25/12
Ảnh minh họa. |
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối 24/12. Lễ Giáng sinh được tổ chức ý nghĩa với nhiều vật dụng đón Giáng sinh như: vòng lá mùa vọng, cây Giáng sinh, hang đá, thiệp Giáng sinh và quà Giáng sinh. Và một điều đặc biệt không thể thiếu trong các lễ Giáng sinh ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, đó là hình ảnh của ông già Noel cưỡi chú tuần lộc mang theo những món quà ý nghĩa của người thân, bạn bè trao tặng nhau.
10. Ngày đón năm mới 31/12
Ảnh minh họa. |
Ngày cuối cùng của tháng 12 cũng là ngày kết thúc của một năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới. Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ngày năm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khép lại một năm đã qua và mở ra một năm mới.
Theo lịch sử La Mã, ngày đầu năm mới (1/1) hằng năm là ngày tưởng nhớ thần Janus. Janus là vị thần có hai đầu, dính liền với nhau ở phần sau, mỗi đầu quay về một hướng. Hướng nhìn lại quá khứ, hướng nhìn tới tương lai. Ông là vị thần của sự đối nghịch: của thoát ra và đi vào, của sự bắt đầu và kết thúc. Ông cũng là thánh bảo hộ của các cánh cổng, các ngả đường, ngã ba, ngã tư. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, ông là vị thánh của tháng 12: đóng cảnh cửa năm cũ và mở cánh cửa năm mới.
Trong văn hóa phương Tây, Janus là hiện thân của sự tiến bộ, đổi mới, sự chuyển tiếp từ trạng thái này qua trạng thái khác. Ông thường được cúng tế vào đầu mùa gieo cấy hay cuối mùa thu hoạch, và nhất là khi mỗi mùa xuân tới, lúc thiên hạ chuẩn bị đón chào một năm mới.
(Tổng hợp)
Advertisement
Advertisement