Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Sức khỏe

18/06/2018 15:23

Tết Đoan Ngọ là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam và thường có mặt những món ăn truyền thống theo từng vùng, miền.

Cơm rượu nếp (hoặc nếp cẩm) là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình ngày Tết Đoan Ngọ.
Cơm rượu nếp (hoặc nếp cẩm) là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình ngày Tết Đoan Ngọ.
Cơm rượu nếp là một món dễ làm, dễ ăn. Tuy nhiên, để làm ra được đúng thứ cơm rượu vừa ngon, ngọt, vừa có thể giúp cơ thể
Cơm rượu nếp là một món dễ làm, dễ ăn. Tuy nhiên, để làm ra được đúng thứ cơm rượu vừa ngon, ngọt, vừa có thể giúp cơ thể "giải độc, tiêu tán bệnh tật" cần phải hết sức cẩn thận trong khâu lựa chọn men rượu.
Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) không thể thiếu món bánh khúc.
Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) không thể thiếu món bánh khúc.
Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen.
Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen.
Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. 
Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. 
Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo. Đây là món ăn rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.
Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo. Đây là món ăn rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.
 Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp cũng là một món ăn không thể thiếu.
 Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp cũng là một món ăn không thể thiếu.
Bởi theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Cơm rượu nếp ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau. 
Bởi theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Cơm rượu nếp ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau. 
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều nới trên cả nước. 
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều nới trên cả nước. 
Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau, như:  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo từng địa phương. 
Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau, như:  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo từng địa phương. 
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong Tết Đoan ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. 
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong Tết Đoan ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. 
 Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.
 Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.
Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “giết sâu bọ” của người dân miền Trung. Một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ). Trong khi đó, lại có một số quan niệm cho rằng, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.
Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “giết sâu bọ” của người dân miền Trung. Một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ). Trong khi đó, lại có một số quan niệm cho rằng, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.
Chè kê là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức, với màu vàng kê quyến rũ.
Chè kê là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức, với màu vàng kê quyến rũ.
ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement