Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những mối nguy khi trẻ em đang bị ứng dụng điện thoại quấy nhiễu

Chính sách - Hạ tầng

10/12/2018 13:41

Theo The Atlantic, một nghiên cứu cho thấy quảng cáo “lôi cuốn” đang trở thành mục tiêu trên ứng dụng (app) cho trẻ em.

Khi trẻ nhỏ chơi trên điện thoại thông minh (smartphone), nhiều phụ huynh thường ít để ý những gì thực sự đang có trên màn hình. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng, thật không may, ngoài nội dung video, hình ảnh dễ thấy “cho trẻ con”, có những nội dung tiềm ẩn trong các ứng dụng phổ biến nhắm vào những đứa trẻ dưới 5 tuổi, ngay cả khi nó được phân loại là “có tính giáo dục”, đậm đặc mùi quảng cáo.

Ảnh: Getty/The Atlantic
Ảnh: Getty/The Atlantic

Sau khi xem xét 135 ứng dụng, các nhà nghiên cứu, hầu hết thuộc Đại học Michigan, bày tỏ quan ngại về “các phương thức lôi cuốn” mà nhà quảng cáo và nhà sản xuất ứng dụng đang sử dụng để gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Các kiểu tiếp thị chính gồm có “các nhân vật thương mại” (tức là các nhân vật hoạt hình, đồ chơi được chuyển hóa vào trong game), các video quảng cáo xuất hiện đột ngột cũng như những ứng dụng dùng thủ thuật để đẩy xếp hạng lên.

Khoảng một phần tư các ứng dụng miễn phí có quảng cáo biểu ngữ (banner) truyền thống, một số chứa các nội dung rõ ràng hướng tới người lớn như mua sắm, bệnh tâm lý hay chuyện thuế phí, nhưng người xem lại là các khán giả nhí thường dễ tiếp nhận một cách vô thức.

Những mối nguy khi trẻ em đang bị ứng dụng điện thoại quấy nhiễu

Mara Einstein, người đứng đầu mảng nghiên cứu về truyền thống ở Đại học Queens, tác giả cuốn Advertising: What Everyone Needs to Know, cho hay: Tác động đến trẻ em kiểu này rất khó kiểm soát. Trẻ nhỏ thường không thể phân biệt được đâu là quảng cáo và đâu thì không. Bà nói rằng có những tiêu chuẩn được áp dụng trong quảng cáo, nhưng lại không được áp dụng trên các ứng dụng.

Một vấn đề khác nữa là quảng cáo trên điện thoại là thứ mà trẻ em thường gặp phải mà không có sự hướng dẫn của cha mẹ. “Có nhiều phụ huynh sử dụng TV làm ‘người’ trông trẻ, nhưng ít nhất như vậy thì họ cũng có khả năng ngồi xuống nói chuyện với con.”

Tuy nhiên, các khuôn mặt nhỏ xinh nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại lại thường không được giám sát như vậy, cha mẹ có ít cơ hội để biết con mình đang nhìn vào thứ gì và chúng có tác động ra sao.

Những mối nguy khi trẻ em đang bị ứng dụng điện thoại quấy nhiễu

Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) kiểm soát các nội dung quảng cáo trong các chương trình trẻ em, nhưng không có quy tắc tương tự cho quảng cáo trên môi trường trực tuyến hay trong ứng dụng.

Chẳng hạn, FCC cấm quảng cáo trên truyền hình dưới hình thức các nhân vật trong chương trình của trẻ em lại nhảy ra quảng cáo sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, trên ứng dụng, một số nhân vật từ trong game lại thúc đẩy người chơi mua hàng trên ứng dụng hay sử dụng phiên bản ứng dụng có phí. 

Ảnh: KidAround Magazine UK
Ảnh: KidAround Magazine UK

Những phản ứng tiêu cực từ các nhân vật ấy có thể gây áp lực lên trẻ em. Amy Jordan, Ggiáo sư chuyên nghiên cứu về báo chí và truyền thống ở Rutgers, cho hay nhiều trẻ em chưa có khả năng hiểu đầy đủ về động cơ của người khác khi người đó đưa ra những yêu cầu nhất định. Bà nói rằng phải đến khoảng 6-7 tuổi trở đi, trẻ mới bắt đầu có “quan điểm” riêng với các nội dung quảng cáo.

Trong khi FCC không có quy định, thì phụ huynh chỉ có thể sử dụng sức mạnh phản đối của mình thông qua các báo cáo. Tuy nhiên, nhiều nước khác đã bắt đầu nghiêm khắc với nhà quảng cáo hơn. Chẳng hạn ở Đan Mạch, quảng cáo không được phép chen vào giữa chương trình cho trẻ em, mà chỉ có thể xuất hiện vào cuối chương trình.

Trong tương lai, chắc chắn không thể tránh né việc kiểm soát các nội dung quảng cáo trên điện thoại thông minh. Nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi về khả năng kiểm soát những nội dung này.

Chẳng hạn, nghiên cứu năm 2015 “Putting Education in “Educational” Apps - Lessons From the Science of Learning” đã đặt ra câu hỏi: Liệu các ứng dụng giáo dục có thực sự mang tính “giáo dục” hay không, chúng có thực sự dạy trẻ học hay khám phá điều gì đó bổ ích không? Và nhiều quảng cáo được cài cắm tinh vi có thể hạn chế đến mức nào?

Trong khi người lớn còn khó cưỡng trước sự quyến rũ của quảng cáo, làm sao những đứa trẻ có thể kháng cự được các nội dung đầy tính mời gọi ấy.

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement