Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Công ông Táo 2022

Lối sống

19/01/2022 06:54

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể làm giản dị nhưng phải cẩn thận, chu đáo. Gia chủ cần lưu ý những điều sau đây khi thực hiện nghi thức cúng để khởi đầu một năm mới bình an may mắn.

Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Theo ghi chép còn lưu, ba vị thần Táo có vị trí rất quan trọng, họ có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia đình mà mình cai quản.

Điều này phụ thuộc nhiều vào tâm đức của gia chủ. Chính vì thế, để mong cầu Thần bếp báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời.

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất. Tùy điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ chay hoặc mặn.

Bàn thờ cần được lau chùi, đồ thờ cần rửa sạch và được bày biện lại ngay ngắn.

Những lễ vật dùng để cúng ông Táo như mũ, áo, giày, giấy tiền, vàng mã sẽ được hóa sau khi nửa tuần hương cháy hết.

Đặc biệt, những điều dưới đây gia chủ không nên làm khi thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo.

Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

Nhiều gia đình nghĩ rằng, ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cỗ cúng và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy nhiên, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Không cúng quá nhiều đồ âm phủ

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, khi cúng ông Táo các gia chủ không nên đốt quá nhiều tiền âm phủ. Nhiều gia đình sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng để mua vàng mã về đốt vì tin rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những chuyện xấu đã làm trong năm. Mặc dù vậy, điều này không những tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Có một điều cần phải nhớ trong ngày này đó là không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Không cầu xin tài lộc, sung túc

Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Sau khi hóa vàng, gia chủ sẽ phải mang cá chép ra sông, hồ để thả. Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement