Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những loại sữa nào từng dính nghi án có chứa chất cấm?

Chính sách - Hạ tầng

21/08/2020 16:32

Modilac Expert (Pháp), Nutrilon (Hà Lan), Danone Gallia (Pháp), Meiji Step (Nhật Bản), Mengniu (Trung Quốc)... là tên những nhãn hiệu sữa bột đã từng dính nghi án có chứa chất cấm.

Vụ việc 9 loại sữa ở Hong Kong bị phát hiện chứa chất gây ung thư đã gây rúng động dư luận. Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên sữa công thức dành cho trẻ em bị dính nghi án chứa chất cấm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đầu năm 2019, có 12 sản phẩm sữa bột Modilac Expert thuộc 22 lô nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam có chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột Salmonella Poona.

Ngày 28/1/2019, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, được Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) cảnh báo về sự cố một số trẻ nhỏ tại Pháp bị nhiễm Salmonella Poona do uống sữacông thức.

Theo đó, có 12 sản phẩm sữa bột Modilac Expert thuộc 22 lô bị cảnh báo đã được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2017 và 2018.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị nhập khẩu thu hồi toàn bộ 22 lô sữa này.

Cục cũng yêu cầu hải quan và cơ quan kiểm tra nhà nước dừng nhập khẩu các lô sản phẩm bị cảnh báo. 63 Chi cục an toàn thực phẩm trong cả nước tiến hành giám sát các lô sản phẩm bị cảnh báo và thu hồi ngay. Cục cảnh báo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm này.

Salmonella là vi khuẩn đường ruột, gây ngộ độc thực phẩm. Khoảng 12 đến 72 giờ sau nhiễm khuẩn, phần lớn người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy. Ở một số người, tiêu chảy có thể diễn biến trầm trọng, phải nhập viện. Khi ấy vi khuẩn lan truyền từ đường ruột vào máu, phát tán tới các vị trí khác trong cơ thể và có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm bằng kháng sinh.

Sữa bột Modilac Expert. Ảnh minh họa.
Sữa bột Modilac Expert. Ảnh minh họa.

Năm 2019, AFP đưa tin, Foodwatch đã phát hiện lượng nhỏ chất dầu khoáng thơm (MOAH) tồn dư trong 8 sản phẩm sữa bột công thức tại Pháp, Đức, Hà Lan. 8 loại sữa bột bị Foodwatch cảnh báo là Neolac, Hero Baby, Nutrilon (Hà Lan), Danone Gallia (Pháp), Novalac (Đức)...

Nguyên nhân khiến sữa bột công thức nhiễm dầu khoáng chưa được làm rõ bởi tất cả các đại diện hãng sữa trên đều khẳng định họ 'không sử dụng các hợp chất dầu khoáng trong quá trình sản xuất sữa bột công thức'. Song Foodwatch cho rằng dầu sử dụng trong sản xuất hộp kim loại đựng sữa bột cho trẻ em có thể là thủ phạm.

MOAH là một dẫn xuất hydrocarbon được sử dụng trong mực viết và chất dán dùng cho đóng gói thực phẩm, được Liên minh châu Âu (EU) đánh giá có khả năng gây ung thư.

Năm 2017, cơ quan y tế ANSES (Pháp) từng khuyến cáo các nhà sản xuất thực phẩm kiểm tra lại quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm nhiễm MOAH.

Sữa Meiji Step được khá nhiều bà mẹ ưa chuộng. Ảnh: Internet.
Sữa Meiji Step được khá nhiều bà mẹ ưa chuộng. Ảnh: Internet.

Vào năm 2011,AP đưa tin hãng sữa nổi tiếng của Nhật Bản hôm 6/12/2011 thừa nhận tìm thấy phóng xạ trong các hộp sữa công thức Meiji Step dành cho trẻ sơ sinh, sản phẩm được xuất đi nhiều nước.

Theo AP, Meiji đã tuyên bố thu hồi 400.000 hộp sữa bột Meiji Step dành cho trẻ hơn 9 tháng có ngày sản xuất là tháng 4/2011, được phân phối chủ yếu vào tháng 5 vừa qua và hết hạn tháng 10/2012.

Trong khi đó, Nhật báo Phố Wall cho hay Hãng Meiji áp dụng biện pháp đổi sữa miễn phí nếu người tiêu dùng thấy lo ngại.

Trong các kiểm nghiệm, đồng vị phóng xạ cesium-134 là 15,2 bequerel/kg, đồng vị cesium-137 là 16,5 bequerel/kg. Mức tối đa được cho phép là 200 bequerel/kg.

Các sản phẩm sữa của Meiji được sản xuất tại một nhà máy ở tỉnh Saitama phía bắc thủ đô Tokyo từ 14/3/2011 đến 20/3/2011. Trong đó, sữa tươi nguyên liệu được sản xuất trước thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3. Meiji cho hay nguồn nước của họ không thấy nhiễm xạ.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho hay mức phóng xạ tìm thấy trong sữa này thấp dưới ngưỡng giới hạn của chính phủ. Ông Kazuhiko Tsurumiv, một đại diện của Bộ Y tế Nhật Bản nói rằng lượng thấp như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay cả khi các bé uống sữa công thức hằng ngày.

“Lượng phóng xạ này rất nhỏ, không cần thiết phải cấm sản phẩm đó xuất hiện trên thị trường”, ông Richard Wakeford, giáo sư của Viện hạt nhân Dalton thuộc Đại học Manchester, nhận định.

Tuy vậy, các chuyên gia Nhật Bản cho hay trẻ sơ sinh dễ gặp nguy cơ bị ung thư và các bệnh khác hơn người lớn nếu các em phơi nhiễm với phóng xạ.

Mengniu, công ty sữa hàng đầu củaTrung Quốc. Ảnh: Internet.
Mengniu, công ty sữa hàng đầu củaTrung Quốc. Ảnh: Internet.

Cũng trong năm 2011, Trung Quốc phát hiện một loại chất gây ung thư trong mẫu sản phẩm của công ty sữa uy tín hàng đầu đất nước, làm dấy lên những lo lắng cho người tiêu dùng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, cơ quan giám sát chất lượng của chính phủ Trung Quốc đã phát hiện độc tố aflatoxin trong sản phẩm sữa của Tập đoàn sữa Mengniu, công ty sữa hàng đầu của nước này. Đây là loại độc tố được sinh ra trong quá trình nấm mốc tấn công, có khả năng gây ra bệnh ung thư gan, thận và bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục chất gây ung thư hạng A.

Theo thông báo từ Tập đoàn sữa Mengniu, lô sữa trên được sản xuất tại nhà máy đặt ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, lô sữa này chưa được xuất ra thị trường. Dù vậy, tập đoànMengniu vẫn đưa ra lời xin lỗi người tiêu dùng và cho biết tất cả các sản phẩm trên đều bị mang đi tiêu hủy.

Sữa đang là trung tâm của những vụ bê bối an toàn vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc kể từ sau vụ sữa bò nhiễm melamine hồi năm 2008. Những công ty sản xuất sữa hám lợi đã sử dụng loại chất độc này để làm tăng chỉ số chất đạm và protein trong sản phẩm, nhưng đó chính là chất độc gây ra cái chết của 6 trẻ em và 300.000 trường hợp bị ảnh hưởng khác.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement