Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những kiêng kị bắt buộc phải nhớ trong ngày Tết

Phong thủy

15/01/2018 17:08

Ông ba ta có câu: "Có thờ có kiêng, có thiêng có lành". Vì vậy phải kiêng kị một số điều vào ngày Tết để cả năm được sung túc, bình an.

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang đến rất gần, bên cạnh những vật dụng thiết yếu trong nhà cần sắm sửa thì nhiều gia đình cũng tìm hiểu tham khảo xem trong ngày Tết cần kiêng kỵ những điều gì.

Kiêng quét nhà ngày mùng Một Tết

Trước Tết, nhà nào cũng đã lau dọn cửa nhà sạch sẽ, phong quang đón Tết. Vì vậy, trong ngày đầu năm, bạn không cần phải quét dọn thêm nữa. Vào ngày này, người Việt tuyệt đối không động đến cây chổi. Theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà.

Quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Ảnh Internet
Quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Ảnh Internet

Từ ngày mùng 1 đến mùng 3, người ta quan niệm tất cả các thứ trong nhà đều là lộc trời, lộc tổ tiên ban cho. Nếu mình quét đi tức là mình đẩy đi tài lộc may mắn.

Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

Kiêng cho lửa đầu năm

Lửa mang ý nghĩa duy trì dương khí, đem lại sự ấm áp cho gia đình. Cho lửa cũng đồng nghĩa với việc cho đi may mắn, hạnh phúc, tài lộc. Trong quan niệm dân gian, nhiều người vẫn gọi là “mất lộc”.

Lửa đỏ vốn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài nên vào ngày đầu năm người ta kiêng kỵ chuyện cho lửa bởi chẳng khác nào đem may mắn của mình cho người khác. Ảnh Internet
Lửa đỏ vốn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài nên vào ngày đầu năm người ta kiêng kỵ chuyện cho lửa bởi chẳng khác nào đem may mắn của mình cho người khác. Ảnh Internet

Vì vậy, ngày đầu năm, khi đi ra ngoài hoặc đi lễ chùa, bạn chớ nên quên mang theo diêm hay bật lửa bởi lúc này, cần dùng lửa mà không có, bạn đi xin cũng không ai cho vì lửa đỏ tượng trưng cho may mắn, cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.

Bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng, việc cho lửa có thể đem lại tai họa, điềm vận xui xẻo cho người khác. Nếu trong năm đó, nhà gia chủ có điều không may xảy ra thì người cho lửa vào ngày đầu năm sẽ dễ bị “đổ tội”.

Cùng với lửa thì nước cũng là một phần của ngũ hành. Ông cha ta có câu 'tiền vào như nước' nên đầu năm cho nước cũng chẳng khác nào mất tài, mất lộc.

Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng

Vỡ đồ dùng là điều vô cùng cấm kị trong ngày đầu năm. Ảnh Internet
Vỡ đồ dùng là điều vô cùng cấm kị trong ngày đầu năm. Ảnh Internet

Người Việt rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ. Tuy vậy, đôi khi, việc làm vỡ bát đĩa vẫn xảy ra trong ngày Tết.

Khi đó, người ta lại có cách trấn an để người thân được yên lòng, khỏi lấn bấn ngày đầu năm. Tiếng bát đĩa rơi vỡ có phần giống với tiếng “phát”. Bát đĩa rơi vì thế được người ta “lạc quan hóa” thành tín hiệu báo gia chủ sắp phát tài tới nơi.

Kiêng bất hòa ngày đầu năm

Đầu năm mà bất hòa là cả năm xui xẻo. Ảnh Internet
Đầu năm mà bất hòa là cả năm xui xẻo. Ảnh Internet

Đầu năm, dù có bất đồng, khó chịu với nhau tới mức nào, vì bất cứ chuyện gì, người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã, xích mích đầu năm. Đó thực tế là một cách để tránh không khí không vui xảy tới với gia đình trong ngày Tết.

Trong gia đình mọi người cũng vui vẻ, giữ hòa khí để cả năm vui vẻ, đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh mắng mỏ, lớn tiếng. 

Kiêng vay mượn đầu năm

Vay mượn đầu năm sẽ làm mất đi tài lộc. Ảnh Internet
Vay mượn đầu năm sẽ làm mất đi tài lộc. Ảnh Internet

Cho vay ngày đầu năm chẳng khác nào đem tiền tài đi cho người khác. Đòi nợ ngày đầu năm cũng khiến người đòi mệt mỏi và người bị đòi thì ảnh hưởng đến tài lộc may mắn.

Xưa kia, các cụ ta có lệ, từ ngày 23 tháng Chạp dựng cây nêu đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng hạ cây nêu, những món nợ nần không được phép hỏi đến để trong ngày Tết, ai ai cũng được yên vui hưởng Tết, làng xóm không có chuyện to tiếng, cãi vã lúc năm hết Tết đến.

Kiêng quan hệ nam nữ

Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng)

Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.

*Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement