31/01/2019 11:59
Những khác biệt rất rõ về Tết ở Việt Nam và Tết ở Trung Quốc
Người Việt Nam và Trung Quốc ăn Tết cùng thời điểm nhưng ít ai biết có khá nhiều điểm khác biệt Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc.
Điểm chung Tết Việt Nam và Tết của Trung Quốc
Tết của Việt Nam có chịu ảnh hưởng khá nhiều Tết của Trung Quốc:
- Chi tiêu tại các hai quốc gia vượt trội nhất trong năm khi mọi người đều dành tiền mua quà tặng Tết, đồ trang trí, quần áo mới, thay đồ mới trong nhà, chuẩn bị đồ ăn Tết...
- Mừng tuổi đầu năm: người lớn sẽ tặng cho trẻ con những bao lì xì và tiền mừng tuổi để cầu chúc cho một năm mới may mắn, thành công, nhiều điều tốt đẹp.
- Đêm giao thừa: Tết là dịp gia đình đoàn tụ và nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc vất vả. Thời khắc quan trọng nhất tại hai quốc gia trong dịp này chính là khoảnh khắc Giao thừa khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm, thường rất thịnh soạn so với ngày thường và trong mấy ngày Tết.
Nhìn chung, Tết Âm lịch đối với cả Việt Nam và Trung Quốc đều là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đánh dấu sự kiện tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới.
Khác biệt Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc
1. Tên gọi:
Trong khi Tết Việt Nam được gọi là Tết Nguyên Đán thì Tết của người Trung Quốc lại có tên là Xuân Tiết.
2. Thời gian:
Cùng sử dụng chung một cuốn lịch Âm (bộ lịch dựa trên chu kì của tuần trăng) nhưng thời gian ăn Tết của hai dân tộc không giống nhau.
Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (ngày tiễn Ông Công, Ông Táo về trời) cho tới ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, tức là diễn ra trong khoảng 15 ngày.
Ở Trung Quốc lại có một cái Tết rất dài, bắt đầu từ mùng 8 tháng Chạp tới 15 tháng Giêng, kéo dài khoảng 40 ngày. Trung Quốc được xem là nơi có kỳ nghỉ Tết dài nhất trong số các quốc gia châu Á. Dù với nhịp sống hiện đại, số ngày ăn Tết giảm đi nhưng nhìn chung Trung Quốc vẫn ăn Tết dài ngày hơn Việt Nam.
3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết:
Theo truyền thuyết Trung Quốc, vào thuở hồng hoang, khi con người vẫn chưa biết ngày Tết là gì, mỗi dịp năm mới, họ đều bị một con quái vật Niên thú tấn công, quấy phá; yêu quái thường vào làng phá hoại hoa màu, bắt và ăn thịt gia súc, thậm chí là cả trẻ con.
Do đó, người dân lựa chọn cách để đồ ăn trước cổng nhà với hi vọng Niên thú sau khi no nê sẽ bớt quậy phá. Chuyện vẫn tiếp diễn cho tới một lần, dân làng chứng kiến Niên thú sợ hãi trước một đứa bé mặc đồ đỏ và chạy trốn. Kể từ đó, họ hiểu ra rằng, Niên thú rất sợ màu đỏ. Và thế là, mỗi lần tới dịp năm mới, con người lại đua nhau treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ và mặc đồ đỏ,... vừa để xua đuổi Niên thú vừa ăn mừng năm mới.
Ăn mừng chiến công xua đuổi Niên thú chính là nguồn gốc ngày Tết của người Trung Quốc.
Ở Việt Nam,nguồn gốc của ngày Tết đơn giản là dịp để ăn mừng mùa thu hoạch trước và chào đón một mùa cấy trồng mới, việc quan trọng nhất của một đất nước dựa trên 4.000 năm văn minh lúa nước.
4. Phong tục ngày Tết
Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể ra nhiều tập tục khác nhau như: tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời (23 tháng Chạp), gói bánh chưng ở miền Bắc và bánh tét ở miền Nam, chuẩn bị mâm ngũ quả, thắp hương gia tiên, trồng cây nêu, xông đất, hái lộc, chúc Tết, xin chữ,.. 10 phong tục đẹp của nhân dân ta mỗi dịp Tết đến xuân về.
Người Trung Quốc có tục treo ngược chữ Phúc, có nghĩa là "Phúc Đảo", trong tiếng Hán đồng âm với từ "Phúc Đáo", có nghĩa là "Phúc đến" để thể hiện hi vọng may mắn sẽ đến trong năm mới. Bên cạnh đó, người Trung Quốc rất thích đốt pháo và múa lân mỗi dịp Tết.
5. Chơi hoa năm mới:
Trong khi người Việt ta thích nhất bộ ba "Đào - Mai - Quất" vì tin rằng điều đó sẽ đem lại thịnh vượng, may mắn cho gia đình thì người Trung Quốc lại "kết" bộ tứ Mơ - Thủy Tiên - Quất - Cà tím để cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe.
6. Món ăn ngày Tết:
Đồ ăn cũng là một trong những khác biệt Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc.
Ở Việt Nam, món ăn đặc trưng là bánh chưng, bánh tét, giò, củ hành, mứt,... rồi nhiều món đa dạng, phong phú khác ở từng địa phương như: Miền Nam có củ kiệu tôm khô, thịt kho hột vịt, bánh tráng cuốn, canh khổ qua (mướp đắng),... Miền Bắc có thịt đông, nem rán, canh măng khô,...
Ở Trung Quốc: Bánh niên cao, bánh khoai môn, bánh củ cải, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao, vịt quay Bắc Kinh, trà trứng, lợn xào chua ngọt, cá (ngư – dư thừa của cải), bánh cảo, dánh Du Giác (há cảo Năm Mới), mì Trung Hoa (sự trường thọ), hạt dưa (màu đỏ may mắn)…
7. Tiền lì xì:
Theo truyền thống, trẻ em Trung Quốc nhận được những phong bao lì xì mừng tuổi sẽ tích lại và cất dưới gối ngủ trong khoảng 1 tuần trước khi mở ra. Người dân Việt Nam có thể sử dụng tiền lì xì bất cứ lúc nào.
Advertisement
Advertisement