Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những kẻ ‘buôn tiền’ ngoại đạo trên thị trường chứng khoán

Chứng khoán

23/02/2021 08:40

VNM, VHC, SIP đã tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi tích lũy nhiều năm để tạo nên giá trị tăng thêm cho cổ đông.

“Buôn tiền” - hoạt động dùng tiền để đẻ ra tiền vốn là đặc thù kinh doanh của những doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư. Tuy nhiên, những doanh nghiệp sản xuất, thương mại có hoạt động kinh doanh ổn định, nguồn tài chính dồi dào cũng tận dụng các cơ hội để tạo ra lợi nhuận.

tien-vnm.png
Nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi lớn vẫn vay nợ để gia tăng lợi nhuận.

Vinamilk (HoSE: VNM) là một trong các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi một cách an toàn để tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Với hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định nhiều năm, công ty sữa đã tích lũy được nguồn tiền lớn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện vay nợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Hoạt động kinh doanh ổn định đã giúp Vinamilk tích lũy được nguồn tiền nhàn rỗi lớn, dao động từ 8.000 đến 9.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2018 và tăng vọt trong 2 năm gần đây. Tại thời điểm cuối năm 2020, Vinamilk có 17.313 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và 200 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng; tổng tiền gửi đạt 17.513 tỷ đồng, tăng 39% so với năm trước.

vinamilk-lai-tien-gui-1932-1613969979.pn
Đơn vị: tỷ đồng

Dù vậy, mỗi năm doanh nghiệp vẫn có những khoản nợ vay hàng ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2020, tiền gửi càng tăng mạnh thì Vinamilk lại càng tăng nợ vay. Cụ thể, đơn vị vay ngắn hạn 7.316 tỷ đồng và vay dài hạn 167 tỷ đồng, tăng nợ vay thêm 36% so với đầu năm.

Các báo cáo gần đây doanh nghiệp không thuyết minh rõ mức lãi suất được hưởng và phải trả. Tuy nhiên, tính đến cuối quý I/2020, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn của Vinamilk được hưởng lãi suất 7,1% lến 8,65%/năm và kỳ hạn dài hưởng lãi 7,4%/năm. Trong khi các khoản vay bằng VND thì lãi suất phải trả từ 4,9% đến 6,5% và USD thì lãi từ 1,41% đến 3,83% mỗi năm.

Lãnh đạo doanh nghiệp tại Bình Dương từng chia sẻ là doanh nghiệp thừa tiền thì được ngân hàng cho vay lãi suất thấp và sẵn sàng giải ngân trong khi doanh nghiệp thiếu tiền vay lãi suất cao và thủ tục phức tạp. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng, nơi có rủi ro thấp thì thẩm định đơn giản, chi phí thấp và nơi có rủi ro cao thẩm định phức tạp và chi phí cao.

Khi hoạt động kinh doanh chính đi vào giai đoạn bão hòa thì lợi nhuận tài chính đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của Vinamilk. Năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận lãi tiền gửi đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 58% so với 2019 và đóng góp gần 60% mức tăng thêm trong lợi nhuận trước thuế của Vinamilk so với năm trước.

vinamilk-tien.png
Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2020 Vinamilk

Tương tự, Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) trong 2 năm gần đây có nguồn tiền nhàn rỗi khoảng 1.300-1.400 tỷ đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 3 tháng dưới 1 năm với lãi suất cố định. Song, doanh nghiệp vẫn vay khoảng 1.000 tỷ đồng ngắn hạn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Vĩnh Hoàn không thuyết minh rõ lãi suất được hưởng và phải trả. Mặc dù số tiền gửi tính đến cuối năm 2020 chỉ cao hơn 17% nợ vay nhưng lãi tiền gửi của doanh nghiệp ghi nhận 97 tỷ đồng, gấp 2,5 lần chi phí lãi vay phát sinh, tỷ lệ này năm 2019 là 27%.

vinh-hoan-tien.png
Nguồn: BCTC VHC quý IV/2020

Không chỉ vậy, năm 2020 doanh nghiệp thủy sản trích một phần tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán mang về lãi ròng kinh doanh chứng khoán 47 tỷ đồng. Danh mục cổ phiếu của Vĩnh Hoàn gồm VNM, MWG, HPG, FPT…

Hay Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) hoạt động trong lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cung cấp dịch vụ điện, nước đã sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi hơn 2.000 tỷ đồng để cho tổ chức khác vay.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2020, doanh nghiệp giảm khoản tiền gửi ngân hàng từ hơn 4.000 tỷ đồng đầu năm xuống 2.483 tỷ đồng. Ngược lại, đơn vị tăng phải thu về cho vay ngắn hạn từ 540 tỷ đồng lên 2.015 tỷ đồng, riêng cho Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc vay 1.755 tỷ đồng.

Hoạt động này đã giúp Đầu tư Sài Gòn VRG đem về khoản lãi tiền gửi, lãi cho vay 505 tỷ đồng, tăng 76% so với đầu năm và đóng góp 36% vào mức tăng thêm lợi nhuận trước thuế năm 2020.

Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, kiểm toán cho biết một số doanh nghiệp có nền tảng mạnh về tài chính thường tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi để sinh lợi, thực hiện chức năng như một ngân hàng, tiền đẻ ra tiền.

Ngọc Điểm
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement