Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những hình ảnh này sẽ lý giải vì sao giá nhà trung tâm tâm Sài Gòn tăng chóng mặt

Bất động sản

24/08/2017 11:40

Tình trạng đất tăng giá đột biến “ăn theo” sức hút của phố đi bộ tại TP.HCM không chỉ xảy ra ở đường Bùi Viện mới khánh thành. Trước đó, gần 700 m phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP.HCM đến bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào.

Theo khảo sát của các công ty nghiên cứu thị trường, giá đất ở khu vực phố Nguyễn Huệ và xung quanh đắt đỏ nhất cả nước, thậm chí là khu vực châu Á. Tính đến thời điểm tháng 4/2017, giá đất theo thị trường ở khu vực này dao động trong khoảng 1,2 - 1,3 tỉ đồng/m2. Theo một công ty khảo sát bất động sản tại TP.HCM, so với thời điểm phố đi bộ Nguyễn Huệ vừa đưa vào hoạt động (tháng 4/2015), đến đầu năm 2016 giá thuê mặt bằng tại đây đã tăng thêm từ 15 - 25%.

Chiếu theo bảng giá đất của TP.HCM được UBND thành phố công bố cuối năm 2016, tuyến đường Nguyễn Huệ được áp dụng khung giá đất của đô thị đặc biệt theo quy định của Nghị định 104/2014 (cao nhất 162 triệu đồng/m2). Tuy nhiên giá thị trường đang vượt khung rất nhiều.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá giao dịch tại những tuyến đường khác ngay trung tâm quận 1 như Đồng Khởi, Hai Bà Trưng, Pastuer... có khi lên đến vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng/m2. Cụ thể, đất mặt tiền phố Nguyễn Huệ từ 1,5-2 tỷ đồng/m2, còn mặt tiền đường Hồ Tùng Mậu hiện có giá khoảng 900 triệu đồng/m2.

Theo một website về giao dịch nhà đất, căn nhà có mặt bằng rộng 100m2 ở khu vực này được rao với giá 95 tỷ đồng, tương đương 950 triệu đồng/m2. Người rao bán còn cho biết hiện đang cho thuê nhà này với giá 10.000 USD/tháng tương đương hơn 220 triệu đồng.

Hai con đường đang có giá nhà tăng rất mạnh là Nguyễn Huệ, Hàm Nghi và Đồng Khởi. Trong đó, TP.HCM đang muốn biến tuyến đường Hàm Nghi (bên trái) - nối từ vòng xoay chợ Bến Thành đến Bến Bạch Đằng - thành một trung tâm tài chính mới.
Dọc bờ sông Sài Gòn - khu vực Bến Bạch Đằng và tuyến đường Tôn Đức Thắng - đang có hoạt động M&A dự án khách sạn diễn ra khá quyết liệt. Khu vực này còn được mệnh danh là phố Nhật Bản bởi nhiều nhà đầu tư từ nước này đã thâu tóm một số khách sạn cao tầng.
Khu vực này sắp tới sẽ được xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối với trung tâm quận 1. Tận dụng những cơ hội lớn này, hàng loạt cao ốc ồ ạt xây dựng - kéo giá nhà tăng mạnh.
Trung tâm thành phố nhìn từ bờ bên kia Sông Sài Gòn - một thành phố Thượng Hải trong tương lai

Lý giải về hiện tượng giá nhà khu vực trung tâm của Sài Gòn liên tục tăng từng ngày, một chuyên gia kinh tế cho rằng ngoài vấn đề đây là khu trung tâm tài chính lớn của cả nước, thu hút rất nhiều người nước ngoài đến sinh sống, làm việc hoặc du lịch, thì chính việc nhiều dự án lớn đang xây dựng cũng góp phần rất lớn kích giá nhà và mặt bằng kinh doanh tăng cao.

Khu vực đang có sự "bùng nổ" giá nhà đất do nơi đây sắp xuất hiện một dự án siêu đô thị với hàng loạt tòa nhà cao tầng hướng sông Sài Gòn.

Theo HoREA, bảng giá đất của TPHCM được xác lập theo cơ chế từ Luật Đất đai 2013 thì giá đất của vị trí có giá cao nhất (Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ) và các vị trí có giá đất thấp nhất trong hẻm sâu cũng đều không phù hợp với nguyên tắc "giá đất phổ biến trên thị trường".

Đại công trường xây dựng dự án quy mô lớn "bao" toàn bộ trung tâm quận 1.
Vào năm 2018, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn sẽ bắt đầu xây dựng dự án trung tâm thương mại ngầm Bến Bạch Đằng - một điểm nóng mới góp phần làm giá nhà khu vực quận 1 liên tục tăng "chóng mặt".

Hiện nay tại khu trung tâm thành phố có nhiều dự án cao ốc đang xây dựng, đa phần đều hướng đến một "cuộc sống ngầm", tức đầu tư nhiều tầng thương mại dưới lòng đất. Chẳng hạn như dự án Spirit of Sai Gon, Khách sạn Hilton, Trung tâm thương mại ngầm Bến Bạch Đằng, Tòa tháp SJC, Khu tức giác "vàng" vừa được Thành phố có chủ trương giao cho tập đoàn Vạn Thịnh Phát...

Song song đó, các nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 đoạn từ trước nhà hát TP.HCM kéo dài đến Công viên 23/9 đang biến cả thành phố thành một đại công trường, lập tức thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn xây dựng dự án tại đây.

GIA KHANG (Nhịp sống kinh tế)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement